
7 Nguyên nhân khiến vùng da dưới cằm bị sạm đen khó khắc phục
Danh mục bài viết
Nguyên nhân khiến vùng da dưới cằm bị sạm đen
Trong quá trình chăm sóc da, vùng da dưới cằm là vùng da thường xuyên bị bỏ quên. Chính vì vậy vùng da này có nhiều dấu hiệu sạm đen, hình thành nám sau một thời gian dài không được chăm sóc. Cùng điểm danh một số nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này:
1. Cách chăm sóc da
Chăm sóc da mặt không phù hợp, tẩy trang không kỹ khiến các chất hóa học từ mỹ phẩm vẫn còn đọng lại trên da. Lâu ngày sẽ làm phần da dưới cằm sần sùi, mụn ẩn và thâm sạm. Thói quen nặn mụn bằng tay và sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc cũng làm tình trạng da dưới cằm càng ngày càng tồi tệ hơn.

2. Do mụn thâm mọc nhiều
Những chiếc mụn nhỏ mọc tập trung ở một vị trí nhưng nhiều người khi chăm sóc da lại không phát hiện ra những vết mụn này khiến vùng da thâm sạm. Lâu dần sẽ thành thành các đốm đen rất khó khắc phục.
Đây cũng là vùng da mỏng và nhạy cảm, ít nang lông, nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn. Vì vậy các lỗ chân dễ bị bịt kín gây tắc nghẽn, làm da sần sùi mọc mụn ẩn.
3. Phơi nắng nhiều gây nám da
Vùng da dưới cằm là nơi tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài nên không thể tránh khỏi các bụi bẩn, vi khuẩn, tia UVA, UVB tấn công khiến da bị bào mòn và hình thành nhiều sắc tố melanin. Từ đó gây nên các đốm nám da, tàn nhang.
4. Do thời kỳ mang thai
Do thời kỳ mang thai thay đổi nội tiết tố khiến bà bầu xuất hiện nhiều mảng nâu sẫm ở cằm, má, trán.
Sự thay đổi này sẽ kích thích quá trình sản xuất hắc sắc tố melanin khiến da có nhiều vết nám hơn. Đây được gọi là tình trạng nám da thai kỳ, có nhiều trường hợp các vết nám sạm này sẽ không biến mất mà vẫn phát triển gây mất thẩm mỹ.
5. Do sử dụng thuốc
Một số loại thuốc cũng có thể gây nên tình trạng nám da xuất hiện ở ria mép, cằm, khóe miệng. Một số loại thuốc bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng như:
- Thuốc tránh thai.
- Thuốc hóa trị.
- Thuốc Estrogen tổng hợp có thành phần chính là Estrogen.
- Doxycycline, một loại kháng sinh có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.
Quan tâm: Thần tốc 60 phút đánh bay chảy xệ, “ủi phẳng” mọi nếp nhăn
6. Tổn thương da
Da bị bỏng, nhiễm trùng quanh miệng cằm cũng là nguyên nhân khiến tình trạng da ở vùng này tăng sắc tố sau viêm. Trong quá trình tổn thương da lại tiếp xúc với một số hóa chất cũng sẽ khiến da bị tăng sắc tố là để lại những vết nám thâm đen.
7. Cơ thể thiếu hụt vitamin
Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng da dưới cằm bị sạm nám và các vùng da khác có dấu hiệu đốm đen, tăng sắc tố là do sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể.
Vitamin D là chất dinh dưỡng thiết yếu trong cơ thể đóng vai trò như một chất bảo vệ và hỗ trợ chức năng miễn dịch. Và những người có nồng độ sắc tố melanin cao hơn bình thường sẽ có lượng vitamin D trong cơ thể thấp.

Đối tượng dễ có nguy cơ bị sạm đen vùng da dưới cằm
- Những người có làn da tối màu sẽ dễ bị tăng sắc tố hơn người có làn da trắng.
- Khi bạn già đi thì các vết nám, đốm đen sẽ xuất hiện nhiều hơn do tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài mà không thoa kem chống nắng.
- Những người thường xuyên đi nắng hoặc đi biển cũng là đối tượng có nguy cơ da sạm đen.
- Phụ nữ mang thai cũng thường có những vết nám xuất hiện quanh miệng, cằm.
Cách trị vùng da dưới cằm bị sạm đen gây mất thẩm mỹ
Vùng da dưới cằm tối màu hơn các vùng da khác và khó điều trị do đây là vùng da nhạy cảm và mỏng. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số cách mà chúng tôi giới thiệu dưới đây để cải thiện tình hình này.
1. Loại bỏ các yếu tố gây nám
Để hạn chế tối đa các vết sạm nám lây lan rộng hơn, bạn có thể tác động từ bên ngoài bằng nhiều cách như:
- Thoa kem chống nắng lên toàn bộ khuôn mặt và đừng quên vùng da dưới cằm để ngăn tia cực tím UVA, UVB. Nên chọn loại kem chống nắng có chứa oxit sắt để bảo vệ da tốt nhất.
- Ngay cả khi vào bếp nấu ăn cũng cần tránh để dầu mỡ bắn lên da.
- Mặc thêm quần áo, mũ nón và khẩu trang để ngăn ánh nắng tiếp xúc với da.
- Cân nhắc thay đổi phương pháp tránh thai như đặt vòng, sử dụng phương pháp tránh thai an toàn và không nên lạm dụng thuốc tránh thai.

2. Thoa kem trị nám sạm
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm được bày bán trong quầy thuốc, các sản phẩm có thành phần Hydroquinone. Theo các chuyên gia da liễu, có thể kết hợp Hydroquinone với các thành phần khác như:
- Steroid loại nhẹ.
- Tretinoin.
- Vitamin C.
- Kojic acid trị nám và các vết đồi mồi.
- Axit azelaic giảm sự đổi màu da và viêm nhiễm.
Tuy nhiên, không nên sử dụng hydroquinone ở các vùng da không cần điều trị. Nếu các vùng da khác tiếp xúc với Hydroquinone trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm da dầu không mong muốn. Trong một số trường hợp có thể gây các mảng da màu xanh đen hoặc đốm trắng trên da.
Bên cạnh đó, bạn có thể chọn các loại kem trị nám sạm chứa vitamin và thảo dược dưỡng sáng da, giảm sắc tố như:
- Dầu dừa.
- Rễ cam thảo.
- Nha đam.
- Vitamin A.
- Vitamin E.
- Dầu Jojoba.
- Bã cà phê loại bỏ các tế bào chết trên da.
3. Điều trị bằng phương pháp lột da – “Peel da”
Lột da hay tái tạo da là phương pháp điều trị tại chỗ. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc tẩy tế bào “peel da” có chiết xuất từ axit glycolic hoặc axit salicylic có nồng độ thấp.
Phương pháp này đem lại hiệu quả tối ưu hay không cũng phụ thuộc vào từng loại da. Vì vậy, nếu muốn thực thiện quy trình tái tạo da phù hợp, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia da liễu để được có được cách điều trị phù hợp.

Quy trình tái tạo da bạn có thể tham khảo:
- Tẩy da chết ở giai đoạn đầu.
- Sử dụng thuốc peel da với nồng độ thấp để da làm quen với nồng độ của thuốc.
- Nâng dần liều lượng và tần suất sử dụng nếu bạn cảm thấy da có thể đáp ứng tốt và khỏe mạnh.
- Có thể kết hợp thêm với các chất làm sáng da để việc tái tạo da đem lại nhiều hiệu quả hơn.
- Đảm bảo quy trình dưỡng ẩm, bảo vệ da trước khi đi nắng để da không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Quan tâm: 6 Việc cần làm giúp tái tạo da không sưng đỏ đau đớn
4. Phương pháp điều trị bằng Laser
Đây là phương pháp điều trị tương đối phổ biến với tác dụng làm đẹp nhanh chóng. Phương pháp sử dụng máy Laser chiếu vào vùng da bị nám sạm quanh miệng và dưới cằm, từ đó những vùng da tối màu sẽ dần được cải thiện.
Tuy nhiên, đây là vùng da nhạy cảm nên trước khi thực hiện bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Quan tâm: Trẻ hóa da bằng laser có tốt không? 7 Lưu ý sau khi làm đẹp bằng laser

5. Giảm nám quanh miệng bằng mẹo tại nhà
Không chỉ những phương pháp sử dụng thuốc mà các phương pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên cũng là cách được nhiều người áp dụng nếu các vết sạm đen, nám tàn nhang dưới cằm được phát hiện sớm. Chị em có thể áp dụng một số mẹo sau để vùng da dưới cằm được trắng sáng đều màu:
- Kết hợp lòng trắng trứng với chanh để giảm nám, đốm đen.
- Mặt nạ nha đam trộn với mật ong.
- Sử dụng nha đam thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị.
- Đắp cà chua lên da để dưỡng chất thẩm thấu vào da.
- Đắp mặt nạ sữa chua không đường.
- Đắp mặt nạ nước vo gạo hoặc rửa mặt với nước vo gạo thường xuyên.

Trên đây là 7 nguyên nhân khiến vùng da dưới cằm bị sạm đen khó điều trị. Cùng tham khảo một số cách làm mà chúng tôi đã giới thiệu bên trên để nhanh chóng lấy lại làn da trắng sáng đều màu dành cho bạn. Với tình trạng sạm da chuyển biến nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có liệu trình điều trị phù hợp nhất.