Vitamin K là gì?
Vitamin K là thành phần quan trọng của hệ enzym gan thuộc nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu. Ngoài ra, Vitamin K giúp hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và canxi trong hệ thống mạch máu. Do vậy, nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin K, máu khó có thể đông được, dẫn đến xuất huyết thậm chí là tử vong.
Có 2 loại vitamin K đó là Vitamin K1 được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên và vitamin K2 được sản xuất bởi các loại vi khuẩn có ích ở đường ruột.
Vitamin K có tác dụng gì cho da?
Một số công dụng nổi bật của vitamin K đối với làn da như sau
Tăng khả năng đàn hồi và độ săn chắc
Nếu bạn đang thắc mắc cho câu hỏi: “vitamin k có tác dụng gì cho da” thì cải thiện tình trạng rạn da là một trong những câu trả lời. Do có tính đàn hồi, vitamin K có thể làm cho làn da bị rạn da sáng và rạng rỡ hơn.
Ngăn ngừa nếp nhăn
Da chảy xệ nhăn nheo là dấu hiệu rõ ràng cho thấy làn da đang dần mất đi độ đàn hồi. Khuôn mặt là khu vực đầu tiên cho thấy dấu hiệu lão hóa nhanh . Theo thời gian, lượng protein giảm xuống sẽ hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt. Bạn có thể bổ sung vitamin K bằng cách thêm vào chế độ ăn để bảo toàn lượng protein giúp giảm và ngăn ngừa nếp nhăn sớm.
Giảm bầm tím nhanh
Các loại kem vitamin K có công dụng hữu ích trong việc chăm sóc da sau phẫu thuật nhờ khả năng kiểm soát máu đông tốt. Quá trình khiến da bị tổn thương, gây ra vết bầm tím do các mao mạch máu dưới da bị tổn thương và hình thành các cục máu đông có màu tím hoặc xanh và lưu lại trong một thời gian. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bôi vitamin K lên da sau khi điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật sẽ làm giảm tình trạng bầm tím, đông máu.
Giảm viêm và kích ứng da
Vitamin K có tác dụng gì cho da? Có khả năng chống viêm giúp cải thiện tình trạng viêm da do bệnh chàm hoặc vảy nến để lại.
Là nguồn bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV
Giống với vitamin C và E, vitamin K được nghiên cứu và chỉ ra rằng thành phần của nó có đặc tính chống oxy hóa và có thể bảo vệ làn da và mái tóc khỏi khói bụi, ánh nắng mặt trời,… giúp da và tóc không khô, tổn thương và yếu đi.
Giảm quầng thâm mắt
Vitamin K có tác dụng gì cho da? Theo một nghiên cứu tại trường Y khoa ở Tokyo với 57 tình nguyện viên có quầng thâm và nếp nhăn dưới mắt. Mỗi tình nguyện viên sử dụng một loại gel trị thâm mắt chứa 2% vitamin K cùng với retinol, vitamin A và C. Sau 8 tuần có 27 người tham gia đã giảm được cả quầng thâm và nếp nhăn.
Nguồn thực phẩm giàu Vitamin K cho làn da đẹp
Khi đã biết vitamin K có tác dụng gì cho da thì bạn cần biết thêm nguồn vitamin K dồi dào và lành mạnh trong các loại thực phẩm để bổ sung cho cơ thể.
Bổ sung vitamin K1 bằng cách ăn các loại rau xanh và một số loại dầu thực vật. Các loại rau lá xanh đậm như: bông cải xanh, rau bina là những thực phẩm chứa nhiều vitamin K1 rất dễ dàng để bổ sung cho cơ thể.
Vitamin K2 chủ yếu có trong rau lên men như: đậu nành lên men và các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật điển hình là gan bò, thịt gà, thịt xông khói hoặc các loại sữa béo nguyên chất,…
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trong một ngày mỗi người nên bổ sung đủ đầy đủ cả hai loại vitamin là K1 và K2 từ những nguồn thực phẩm khác nhau, cả thực vật và động vật.
Mặc dù cơ thể hấp thụ vitamin K rất dễ dàng từ thực phẩm nhưng cần lưu ý vitamin K có thể được hấp thụ tốt hơn khi được tiêu thụ cùng với chất béo.
Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng vitamin K
Một số phản ứng phụ ít gặp sau khi sử dụng vitamin K đó là:
- Chán ăn
- Khó thở
- Sưng gan
- Kích ứng, cứng cơ
- Mắt và da vàng hơn
Bên cạnh đó cũng có một số phản ứng phụ hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như:
- Khó nuốt, thở nhanh, dồn dập hoặc không đều
- Chóng mặt đi kèm khó thở thậm chí ngất xỉu
- Nổi phát ban, mẩn đỏ hoặc ngứa
- Đau thắt ngực, khó thở hoặc kèm theo thở khò khè
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng vitamin K
Sau khi hiểu rõ vitamin K có tác dụng gì cho da, bạn cần chú ý đến một số yếu tố dưới đây để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Kiểm tra kỹ các thành phần trong sản phẩm: nhằm đảm bảo sản phẩm chăm sóc da bạn dùng có chứa vitamin K và các thành phần an toàn khác. Tránh những sản phẩm chứa chất gây kích ứng hoặc không phù hợp với làn da của bạn.
- Thử nghiệm trên vùng da nhỏ: Trước khi sử dụng sản phẩm mới chứa vitamin K, hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem da bạn có bị dị ứng với sản phẩm hay không. Điều này vô cùng quan trọng với những người có làn da nhạy cảm.
- Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng: Bạn cần sử dụng vitamin K theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã hướng dẫn. Điều này sẽ giúp đạt được hiệu quả tối đa và tránh tình trạng kích ứng da.
- Kết hợp với các sản phẩm chăm sóc da khác: Bạn có thể kết hợp Vitamin K với các sản phẩm chứa vitamin C, E và retinol. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi kết hợp các sản phẩm để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
- Tránh sử dụng trên vết thương hở hoặc da bị tổn thương nghiêm trọng; Không nên sử dụng sản phẩm chứa vitamin K trên những vết thương hở hoặc vùng bị tổn thương nghiêm trọng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV: Thoa kem chống nắng kể cả khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để các sản phẩm chăm sóc da, đặc biệt là những sản phẩm có tác dụng làm sáng da có thể đạt hiệu quả tối đa.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, người có chuyên môn: Trước khi muốn sử dụng các sản phẩm có chứa vitamin K bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để nắm rõ được quy trình sử dụng
Tóm lại, vitamin K có tác dụng gì cho da? Vitamin K là một dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và làn da của con người. Từ việc giảm thâm, đông máu, duy trì độ ẩm, ngăn ngừa lão hóa, cho đến việc làm sáng da,… vitamin K là chìa khóa cho làn da khỏe đẹp từ bên trong. Bổ sung vitamin K thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da là một cách hiệu quả để da luôn khoẻ đẹp và rạng ngời.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.