Nội dung chính
Nên đắp mặt nạ mấy lần 1 tuần?
Mỗi tuần nên đắp mặt nạ từ 2 – 3 lần, thời gian hợp lý để dưỡng chất thẩm thấu vào da là khoảng 15 – 20 phút kể từ khi đắp mặt nạ. Sau khi đắp xong nên rửa mặt lại với nước ấm và massage nhẹ nhàng giúp loại bỏ lớp mặt nạ còn trên da mặt tránh gây bít tắc lỗ chân lông.
Công dụng bạn có thể đạt được khi chăm chỉ đắp mặt nạ mỗi tuần:
- Làm sạch da.
- Dưỡng trắng, cấp ẩm.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da.
- Trị nám, mờ sẹo.
- Điều trị các vấn đề về da mụn đầu đen, mụn trứng cá.
- Giúp làn da thư giãn.
- Làm chậm quá trình lão hóa da.
- …
Quan tâm: Đắp mặt nạ giấy có cần rửa lại không? 6 Lưu ý giúp đắp mặt nạ đạt hiệu quả cao
Ngày nào cũng đắp mặt nạ có tốt không?
Không nên đắp mặt nạ hàng ngày, bởi làn da cũng cần thời gian để hấp thụ các dưỡng chất. Nếu ngày nào cũng đắp mặt nạ có thể gây phản tác dụng và khiến da nổi nhiều mụn hơn. Một số tác hại khi quá lạm dụng việc đắp mặt nạ:
- Làm da bị dị ứng, kích ứng: Mặt nạ bán sẵn hay mặt nạ tự làm tại nhà đều có thể gây dị ứng khi đắp liên tục trong nhiều ngày liền do các thành phần có trong mặt nạ gây ra.
- Da bị thừa dưỡng chất: Đắp liên tục tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nang lông và gây mụn trứng cá, mụn viêm. Đây chỉ là việc làm gây lãng phí mà không hề mang lại công dụng nhiều hơn đối với làn da.
- Tổn thương lớp biểu bì: Nếu đắp mặt nạ quá nhiều lần sẽ khiến da ngày càng xấu đi, bị bào mòn, mỏng yếu và dễ tổn thương.
Vì vậy hãy giãn cách giữa các lần đắp mặt nạ để có làn da khỏe mạnh, đem lại hiệu quả tốt hơn và tiết kiệm thời gian chi phí.
Cách chọn mặt nạ cho từng loại da
Chắc hẳn bạn đã biết 1 tuần nên đắp mặt nạ mấy lần, nhưng việc lựa chọn mặt nạ phù hợp với từng loại da là điều quan trọng không kém để quá trình chăm sóc da đạt hiệu quả cao .
1. Da mụn
Da mụn khá nhạy cảm nên cần chọn đúng loại mặt nạ để tránh cho mụn mọc nhiều hơn. Nên chọn loại mặt nạ có thành phần chính là đất sét để giúp da kháng khuẩn, giảm viêm. Đồng thời giúp làm sạch da một cách nhẹ nhàng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Lưu ý: Không nên chọn loại mặt nạ dưỡng da có tính kiềm dầu quá mạnh. Loại bỏ những mặt nạ có thành phần cồn, tinh dầu, nước hoa,… để tránh mụn lây lan.
Quan tâm: 6 Bước chăm sóc da mụn tối ưu tránh gây bí tắc lỗ chân lông
2. Da nhạy cảm
Nếu không lựa chọn loại mặt nạ phù hợp, làn da rất dễ tổn thương và gây kích ứng, sưng đỏ, mụn, phát ban. Khi chọn mặt nạ hãy ưu tiên các sản phẩm có trích xuất từ thiên nhiên có thể là: Nha đam, trà xanh, vitamin, bạc hà, tảo biển,…
Lưu ý: Không chọn các loại mặt nạ có thành phần độc hại như paraben, cồn, hương liệu…
3. Da khô
Nếu bạn sở hữu làn da khô, nguy cơ lão hóa, da nhăn nheo sẽ xuất hiện rất sớm. Vì thế nên chọn loại mặt nạ dưỡng da có thành phần dưỡng ẩm chuyên sâu.
Đặc biệt, làn da này có các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây bóng dầu, lỗ chân lông to và cũng dễ kích ứng. Nên chọn loại mặt nạ có thành phần nha đam, bơ, yến mạch, vitamin E, sữa, nghệ,… các loại mặt nạ có tính chất kiềm dầu, sát khuẩn và bổ sung độ ẩm. Và không nên chọn các loại mặt nạ chứa dầu.
4. Da hỗn hợp
Đây là một loại da phức tạp và khó chăm sóc, bởi trên cùng một khuôn mặt có cả vùng da khô và vùng da dầu. Đây cũng là làn da dễ lão hóa, gây mụn và tróc vảy. Nếu không chọn đúng sản phẩm có thể gây tình trạng mẩn đỏ, lỗ chân lông to, sần sùi và thiếu sức sống.
Theo các chuyên gia, để chăm sóc làn da này bạn cần chuẩn bị 2 loại mặt nạ cùng lúc. Một loại có dạng gel dành cho da khô và một loại dạng gel khác dành cho da dầu nhờn.
Quan tâm: Cách phân biệt và chăm sóc da hỗn hợp thiên dầu và thiên khô
Một số loại mặt nạ phổ biến
- Mặt bạn đất sét và bùn: Có đặc điểm sệt, màu xanh, nâu hoặc xám. Với công dụng thải độc, hút dầu, loại bỏ bụi bẩn nằm sâu dưới lỗ chân lông.
- Mặt nạ than hoạt tính: Than hoạt tính sẽ giúp cơ thể giải độc, loại bỏ tạp chất và điều trị mụn hiệu quả. Nên chọn loại mặt nạ này cho da dầu, hỗn hợp và da bị mụn trứng cá.
- Mặt nạ dạng kem hoặc gel: Loại mặt nạ này sẽ bổ sung dưỡng chất sâu cho các tế bào da khô. Giúp da ngậm nước và làm mát một cách dịu nhẹ rất phù hợp với da khô, da tổn thương do cháy nắng, da nhạy cảm. Bạn có thể sử dụng như mặt nạ ngủ vào ban đêm.
- Mặt nạ giấy: Có rất nhiều công thức khác nhau ở mặt nạ giấy. Loại mặt nạ giấy chứa thành phần AHA, BHA sẽ giúp lấy đi tế bào chết, còn loại chứa ceramide giúp cấp ẩm cho da khô. Có thể sử dụng mặt nạ giấy thay cho bước thoa serum trong quy trình chăm sóc da hàng ngày.
- Mặt nạ tự nhiên: Được làm từ các nguyên liệu như mật ong, yến mạch, dưa chuột, rau diếp cá, cà chua,… Hoặc có thể kết hợp các nguyên liệu với nhau cũng đem lại nhiều công dụng dưỡng trắng, se khít lỗ chân lông, xóa mờ thâm nám rất hiệu quả.
Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Nên đắp mặt nạ mấy lần 1 tuần?”. Giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc sử dụng và đắp mặt hiệu quả . Chỉ cần làm đẹp đúng cách, chắc chắn bạn sẽ có làn da tươi trẻ và trắng sáng như mong muốn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.