7 Cách trị nám vùng miệng và nguyên nhân khiến da sạm đen

Thời gian đọc: 38 Giây
Reading Time: 38 giây
Nám vùng da quanh miệng là tình trạng có thể xuất hiện phụ nữ sau 25 tuổi, những mảng đen xung quanh môi, vùng ria mép khiến nhiều chị em mất tự tin. Vậy nguyên nhân là do đâu và cách trị nám vùng miệng nào hiệu quả?

Nám da quanh miệng là gì? 

Tình trạng nám da quanh miệng thường xuất hiện những vết đốm, mảng màu không đều nhau ở vùng da ria mép, khóe miệng. Ban đầu các vết nám chỉ là những đốm nhỏ nhưng có thể lan rộng thành các mảng lớn gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vết nám thường có màu sẫm, màu vàng, nâu đen hoặc xám.

Vùng da nám quanh miệng ảnh hưởng để thẩm mỹ toàn khuôn mặt
Vùng da nám quanh miệng ảnh hưởng để thẩm mỹ toàn khuôn mặt
  • Nám vùng da quanh miệng có thể chia thành 3 loại: Nám mảng, nám đốm và nám hỗn hợp.
  • Vết nám không gây đau đớn nhưng khiến người bị mất tự tin, thậm chí nhiều trường hợp nám quá đậm cần được điều trị dứt điểm để xóa nám, giảm thâm. 

Nguyên nhân gây nám vùng da quanh miệng

Trên thực tế việc hình thành nám có rất nhiều nguyên nhân, cả về khách quan lẫn chủ quan. Bạn có thể theo dõi một số yếu tố dẫn đến da xung quanh miệng xuất hiện những vết nám như: 

  • Nám da trong và sau thai kỳ: Phụ nữ giai đoạn này có thể xuất hiện những mảng màu da sẫm hai bên má, môi, trán. Tất cả là do nội tiết tố thay đổi, kích thích quá trình sản xuất hắc sắc tố melanin khiến nhiều vùng da có màu nâu đen khác hẳn so với vùng da khác.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nám da có thể hình thành ở ria mép, cằm, khóe miệng do sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc có thành phần chính là Estrogen hoặc Doxycycline (một loại kháng sinh có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời), thuốc hóa trị.
Thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều
Thuốc tránh thai có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều
  • Tác hại của ánh nắng mặt trời: Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể tấn công làn da và gây những đốm đen trên khuôn mặt như đồi mồi, nám da, tàn nhang. Nếu không có biện pháp che chắn, chống nắng cẩn thận khiến những vết nám có thể đậm dần và ăn sâu vào da. 
Mảng nám đốm quanh miệng
Mảng nám đốm quanh miệng
  • Tổn thương da như bỏng, mụn, nhiễm trùng có thể khiến vùng da quanh miệng tăng sắc tố và dẫn đến những vết thâm. Hoặc có thể do viêm, da tiếp xúc với một số loại hóa chất.
  • Những người bị nám da có thể do thiếu Vitamin D trong cơ thể hoặc Vitamin B12 cũng góp phần gây nám da nếu thiếu hụt. 
  • Da bị lão hóa, tuổi tác khiến lưu thông hoạt huyết không được, làn da trở nên nám tàn nhang. Đặc biệt là vùng da quanh miệng khá nhạy cảm nên rất dễ hình thành nám sạm. Không những vậy, nám có thể lan xuống vùng cằm gây mất thẩm mỹ. 

Quan tâm: 7 Nguyên nhân khiến vùng da dưới cằm bị sạm đen khó khắc phục

Cách trị nám vùng miệng từ trong ra ngoài

Vùng da quanh miệng tăng sắc tố sẽ khó điều trị hơn các vùng da khác bởi đây là vùng da nhạy cảm và khá mỏng. Nên bạn có thể theo dõi và kết hợp các cách trị nám vùng miệng dưới đây để cảm nhận những thay đổi tích cực trên làn da. 

1. Ngăn chặn sự phát triển của nám

  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để ngăn các tia UVA, UVB gây ảnh hưởng không tốt đến làn da.
  • Bảo vệ da, tránh dầu mỡ bắn lên da mặt.
  • Đội mũ vành rộng để ngăn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 
  • Thay đổi phương pháp ngừa thai an toàn và tránh phụ thuộc vào thuốc tránh thai. 
Tạo thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày
Tạo thói quen thoa kem chống nắng hàng ngày

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nếu nám xuất hiện từ bên trong, vậy bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng bổ sung vào cơ thể hàng ngày để tình trạng nám được cải thiện. Bổ sung vào khẩu phần ăn những thực phẩm giàu Vitamin A, C, E như: Cà chua, chanh, bơ, sữa, đu đủ… hoặc các loại cá, tôm, cua, ngũ cốc, hạt hướng dương,…

Những thực phẩm này sẽ góp phần hỗ trợ tái tạo collagen và đẩy lùi tình trạng nám da hiệu quả. Từ đó làn da trở nên tươi trẻ, mịn màng hơn.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể qua nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể qua nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng

3. Uống nhiều nước

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cách để cấp ẩm và nuôi dưỡng làn da hiệu quả. Do đó nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để thải độc và cải thiện những khuyết điểm trên da nhanh chóng.

Nước đóng vai trò đào thải độc tố từ trong da ngoài
Nước đóng vai trò đào thải độc tố từ trong da ngoài

4. Dùng thuốc hoặc kem trị nám da chống lão hóa

Nên chọn một số loại kem dưỡng sáng da có thành phần hydroquinone, hoặc kết hợp hydroquinone với các thành phần khác như:

  • Tretinoin.
  • Steroid loại nhẹ.
  • Vitamin C.
  • Kojic acid trị nám.
  • Axit azelaic giảm sự đổi màu da và viêm nhiễm.

Ngoài ra nên lựa chọn các loại kem trị nám có chứa thành phần thảo dược giúp sáng da, giảm sắc tố như: 

  • Nha đam (lô hội).
  • Vitamin A, E.
  • Dầu dừa.
  • Dầu jojoba.
  • Rễ cam thảo.
  • Bã cà phê.

Quan tâm: Riêng tư: Hướng dẫn chọn kem dưỡng da chống lão hóa tốt năm 2022

5. Điều trị bằng phương pháp lột da

Phương pháp peel da tẩy tế bào chết có thể sử dụng khi các cách điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả. Hầu hết các loại thuốc tái tạo da đều chứa hỗn hợp các axit bao gồm axit trichloroacetic nồng độ thấp.

Bạn có thể tham khảo quy trình lột da tẩy nám qua các bước sau: 

Bước 1: Tẩy tế bào chết cho da. 

Bước 2: Tẩy da với nồng độ thấp để da làm quen với thuốc trong khoảng 3 ngày đầu. 

Bước 3: Nâng dần liều lượng và tần suất thực hiện nếu như da khỏe từ 3 – 7 ngày tiếp theo. 

Đảm bảo quy trình dưỡng ẩm và vệ sinh da bằng nước muối sinh lý. Hạn chế sử dụng mỹ phẩm trong giai đoạn này. 

Quan tâm: 6 Việc cần làm giúp tái tạo da không sưng đỏ đau đớn

Phương pháp Peel da - Tái tạo và kích thích da mới hình thành
Phương pháp Peel da – Tái tạo và kích thích da mới hình thành

6. Phương pháp điều trị bằng Laser

Phương pháp trị nám bằng Laser đem lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên đây cũng là phương pháp tốn khá nhiều chi phí khi thực hiện. Ngoài ra, vùng miệng là vùng có làn da nhạy cảm nên cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên gia trước khi thực hiện để tránh rủi ro không đáng có. 

Phương pháp này sẽ thực hiện bằng cách sử dụng đèn Laser kết hợp với thuốc đặc trị để loại bỏ hắc sắc tố và phân hủy những hạt li ti trên da. 

7. Giảm nám quanh miệng bằng mẹo tại nhà

Bên cạnh việc can thiệp mỹ phẩm, Laser bạn có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên làm mặt nạ trị nám. Phương pháp này rất phù hợp với làn da bị nám nhẹ, mới hình thành. Trong các nguyên liệu tự nhiên cũng chứa khá nhiều vitamin, dưỡng chất làm sáng và ngăn ngừa thâm nám hiệu quả. 

Một số loại nguyên liệu dễ kiếm có thể áp dụng: 

  • Mặt nạ lòng trắng trứng kết hợp với chanh. 
  • Kết hợp nha đam với mật ong. 
  • Mặt nạ dưa chuột, mặt nạ cà chua.
  • Nghiền khoai tây trộn với sữa chua không đường.
  • Rửa mặt thường xuyên bằng nước vo gạo hàng ngày.
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nếu tình trạng nám nhẹ
Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nếu tình trạng nám nhẹ

Trên đây là 7 cách trị nám vùng miệng kết hợp cả bên trong lẫn bên ngoài bạn có thể áp dụng ngay nếu đang gặp tình trạng nám da tương tự. Hãy áp dụng cùng lúc nhiều phương pháp điều trị để quá trình chăm sóc da diễn ra nhanh chóng hiệu quả. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về nám và bỏ túi nhiều cách điều trị phù hợp với làn da.

1469lượt xem
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký tư vấn

Dịch vụ nổi bật

Video

Video

Hình ảnh

Hình ảnh
Messenger