Nám là vấn đề da liễu do rối loạn tăng sắc tố gây nên, thường gặp nhiều ở nữ giới. Tình trạng này khiến làn da xuất hiện các mảng hoặc đốm nâu, đen không đều màu làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài, gây mất tự ti. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ cấu trúc da nám, từ đó xác định phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả là rất quan trọng, cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Nội dung chính
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố melanin quá mức, dẫn đến hình thành các mảng hoặc đốm da sẫm màu, thường xuất hiện ở vùng mặt, đặc biệt là hai bên má, trán, sống mũi, cằm và môi.
Nguyên nhân hình thành nám da rất đa dạng, bao gồm:
- Tác động của tia UV: Tia UV từ mặt trời thúc đẩy sản sinh melanin, dẫn đến hình thành nám da.
- Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố do mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc rối loạn nội tiết tố có thể khiến nám da xuất hiện.
- Yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn có người bị nám da, bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Sử dụng mỹ phẩm có chứa các thành phần gây kích ứng da có thể dẫn đến nám da.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến nám da xuất hiện.
Những tác động của nám da với nữ giới
Nám da tuy không gây hại đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ. Do vậy, việc tìm hiểu rõ cấu trúc nám để xác định phương pháp điều trị theo từng cấp độ nám là rất cần thiết.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nám da khiến da xuất hiện các mảng sẫm màu, da trở nên khô, sần sùi và lão hóa sớm hơn. Từ đó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhan sắc, khiến chị em phụ nữ mất đi sự tự tin.
- Ảnh hưởng đến tâm lý: Các đốm xuất hiện làm làn da trở nên sạm đen, không đều màu, vô tình khiến chị em trở nên kém sắc, già trước tuổi thật. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chị em, gây mất tự tin khi giao tiếp và ảnh hưởng đến đời sống công việc.
- Làn da nhanh xuống cấp, lão hóa sớm hơn: Nám da kéo dài sẽ khiến da khô ráp, bong tróc và nhạy cảm hơn. Bởi lúc này tế bào da đang yếu, dễ bị tác động bởi yếu tố ngoài môi trường. Đặc biệt, nám da còn thúc đẩy hình thành các nếp nhăn và kích thích quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Cấu trúc da nám như thế nào?
Cấu trúc da bình thường bao gồm 3 lớp chính:
- Lớp biểu bì: Là lớp da ngoài cùng, chứa các tế bào sừng, tế bào sắc tố (melanocyte) và tế bào Langerhans. Melanin được sản sinh bởi tế bào melanocyte và phân phối cho các tế bào da xung quanh, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
- Lớp bì: Nằm dưới lớp biểu bì, chứa các mô liên kết, mạch máu, tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi.
- Lớp hạ bì: Là lớp da sâu , chứa các mô liên kết, mạch máu và dây thần kinh.
Từ cấu tạo da thường có thể thấy sự thay đổi trong cấu trúc da nám, cụ thể:
- Tăng sinh hắc sắc tố melanin: Nám da hình thành do sự tăng sinh melanin quá mức tại lớp biểu bì hoặc trung bì. Melanin tập trung thành từng mảng, tạo thành các đốm nâu sẫm trên da.
- Vị trí melanin: Melanin trong da nám có thể tập trung ở lớp biểu bì (nám mảng) hoặc trung bì (nám sâu). Nám mảng thường có màu nâu nhạt, đường viền rõ ràng, dễ điều trị hơn. Nám sâu có màu nâu sẫm, đường viền mờ, khó điều trị hơn.
- Tổn thương da: Nám da có thể khiến da trở nên khô, sần sùi, lão hóa sớm hơn.
Phân loại nám theo cấu trúc da nám
Dưới đây là cách phân loại nám da theo cấu tạo da nám mà bạn nên tham khảo:
1. Nám mảng (Nám thượng bì)
- Cấu trúc da nám mảng: Hắc sắc tố melanin tập trung chủ yếu ở lớp biểu bì da.
- Đặc điểm: Nám mảng thường xuất hiện thành từng mảng lớn, có màu nâu nhạt, đường viền rõ ràng, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.
- Vị trí: Nám mảng thường xuất hiện ở hai bên gò má, trán, sống mũi, cằm và vùng da quanh mắt.
- Nguyên nhân: Nám mảng hình thành do tác động của tia UV, thay đổi nội tiết tố, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, stress,…
2. Nám sâu (Nám hạ bì)
- Cấu trúc da nám sâu: Sắc tố melanin tập trung sâu trong lớp hạ bì da.
- Đặc điểm: Nám sâu thường xuất hiện thành từng đốm nhỏ, có màu nâu sẫm, đường viền không rõ ràng, khó nhận biết bằng mắt thường.
- Vị trí: Nám sâu thường xuất hiện ở hai bên gò má, sống mũi, vùng da quanh mắt.
- Nguyên nhân: Nám sâu hình thành do tác động của tia UV, thay đổi nội tiết tố, lão hóa da,…
3. Nám hỗn hợp
- Cấu trúc da nám hỗn hợp: Melanin tập trung ở cả lớp biểu bì và hạ bì da.
- Đặc điểm: Nám hỗn hợp có cả biểu hiện của nám mảng và nám sâu, với các đốm nám nhỏ sẫm màu xen kẽ các mảng nám lớn nhạt màu. Đây là loại nám được đánh giá khó điều trị .
- Vị trí: Nám hỗn hợp thường xuất hiện ở hai bên gò má, sống mũi, vùng da quanh mắt.
- Nguyên nhân: Nám hỗn hợp hình thành do nhiều yếu tố, bao gồm tác động của tia UV, thay đổi nội tiết tố, lão hóa da, stress,..
Cách phòng ngừa nám da hiệu quả
Thông qua việc tìm hiểu cấu trúc da nám ở trên, có thể thấy tình trạng nám da càng nặng thì càng khó điều trị. Vì vậy, phòng ngừa nám da hiệu quả là bước quan trọng để sở hữu làn da sáng khỏe, mịn màng. Dưới đây là một số bí quyết hữu ích:
Bảo vệ da tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời
Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một trong những lý do hàng đầu gây nám da. Do vậy, việc che chắn là da khỏi ánh nắng mặt trời là rất quan trọng.
Nên dùng loại kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên, phổ rộng chống tia UVA và UVB. Bôi kem chống nắng tầm 15 – 20 phút trước khi ra ngoài có thể bôi lại sau mỗi 2 tiếng nếu đổ mồ hôi hoặc đi ngoài trời lâu. Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm mũ rộng vành, khẩu trang, kính râm để che chắn da trước khi ra ngoài trời nắng.
Chăm sóc da đúng cách
- Rửa mặt ngày 2 lần sáng tối bằng cách tẩy trang và dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với loại da.
- Tẩy tế bào chết cho da 1 – 2 lần mỗi tuần để loại bỏ lớp da chết, giúp da sáng mịn và dễ dàng hấp thu dưỡng chất.
- Lựa chọn dùng các sản phẩm chăm sóc da thích hợp, có công dụng dưỡng trắng, trị nám.
- Uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để bổ sung độ ẩm cần thiết cho da.
- Ngủ đủ giấc 7-8 tiếng mỗi ngày và hạn chế cảm giác lo âu, stress.
Chế độ ăn uống hợp lý
Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh chứa vitamin C, E, beta-carotene có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt và chất kích thích.
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa nám da khác
- Tránh dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Hạn chế sử dụng các biện pháp tẩy trắng da bằng hóa chất.
- Sử dụng các sản phẩm che khuyết điểm phù hợp để che đi các đốm nám.
Kết Luận:
Trên đây là các thông tin về cấu trúc da nám cũng như các biện pháp phòng ngừa nám da hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này, sẽ giúp bạn tham khảo được những thông tin hữu ích, từ đó có cách chăm sóc da thích hợp để làn da luôn trắng sáng và khỏe mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.