8 Nguyên nhân bị chàm da mặt gây mẩn đỏ bong vẩy

Ngày 24/03/2022
Ban biên tập Kangjin
Chàm da mặt là tình trạng làn da bị ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt chúng còn gây mất thẩm mỹ và khiến chị em tự ti trong giao tiếp, trong công việc. Vậy chàm da mặt nguyên nhân do đâu, có những cách chữa trị nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Viện thẩm mỹ KangJin để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
BS. PHẠM NGỌC TIẾN
Cố vấn chuyên môn BS. PHẠM NGỌC TIẾN
Bác sĩ PK VTM Kangjin
Tìm hiểu nguyên nhân bị chàm da mặt gây mẩn đỏ bong vẩy
Tìm hiểu nguyên nhân bị chàm da mặt gây mẩn đỏ bong vẩy

Chàm da mặt là gì?

Là bệnh lý viêm da mẩn đỏ, da bong vẩy, có kèm theo mụn nước và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Bệnh lý tuy không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng bệnh diễn biến khá phức tạp nên người bệnh gặp khó khăn trong điều trị triệt để.

Bệnh có thể xảy ra ở tất cả các độ tuổi nhưng tỷ lệ trẻ em mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác.

Bởi trẻ em sở hữu làn da rất nhạy cảm, dễ kích ứng nhưng thường xuyên đùa nghịch ở môi trường bẩn nên tỷ lệ mắc bệnh lý này cao hơn.

Nguyên nhân dẫn đến chàm da mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý chàm da mặt. Dưới đây là một số những nguyên nhân chính gây nên bệnh lý.

1. Dị ứng

Dị ứng là một trong số các nguyên nhân chính gây nên bệnh lý chàm da mặt. Một số tác nhân gây nên tình trạng dị ứng như bụi bẩn, bụi phấn, phấn hoa, lông động vật như chó, mèo hoặc do dị ứng thực phẩm…

2. Gen di truyền

Là bệnh lý có tính di truyền cao. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm ở mặt thì nguy cơ bạn mắc căn bệnh này sẽ rất cao.

3. Thời tiết thay đổi

Thời tiết thay đổi quá đột ngột hoặc sống trong thời tiết quá khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh hay từ nóng sang lạnh đột ngột và ngược lại) sẽ khiến cho làn da không kịp thích ứng khiến da mặt xuất hiện chàm.

4. Các bệnh lý ngoài da

Các bệnh lý về da cũng là một trong những nguyên nhân gây chàm da mặt
Các bệnh lý về da cũng là một trong những nguyên nhân gây chàm da mặt

Một số người mắc bệnh lý ngoài da như: ghẻ, nấm…cũng có nguy cơ cao gấp 2 lần bị nổi chàm da mặt so với người bình thường.

5. Vệ sinh không sạch

Bên cạnh đó việc vệ sinh da mặt không sạch hoặc không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chàm da mặt.

6. Stress

Thường xuyên ở trạng thái, mệt mỏi, căng thẳng, stress cũng có thể khiến làn da bị căng thẳng theo và dẫn đến bệnh lý chàm da mặt.

7. Sử dụng thuốc Tây nhiều

Một số loại thuốc Tây bôi ngoài da nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Do đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc Tây bôi ngoài da nào hãy tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.

8. Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân trên thì còn do một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng chàm da mặt như: rối loạn các chức năng trong nội tạng, thần kinh, rối loạn nội tiết tố…

Quan tâm: HÀNH TRÌNH TÌM LẠI THANH XUÂN CHO NGƯỜI PHỤ NỮ NGẤP NGHÉ LỤC TUẦN

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh lý chàm da mặt có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như:

  • Trên da xuất hiện những mảng da màu đỏ ửng.
  • Luôn cảm thấy nóng râm ran, ngứa ngáy và khó chịu.
  • Kèm theo các nốt mụn nước li ti. Khi mụn vỡ sẽ có dịch vàng chảy ra.
  • Da luôn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng.
  • Bề mặt da luôn nhiều dầu nhờn, bóng loáng, có những đốm nâu nhạt.
  • Xuất hiện những mảng da dày, sẹo do gãi ngứa.
Dấu hiệu để nhận biết bị chàm da mặt
Dấu hiệu để nhận biết bị chàm da mặt

Bên cạnh đó, còn một số biểu hiện của bệnh lý như:

  • Bọng mắt bị sưng và đỏ ửng.
  • Mí mắt có dấu hiệu xuất hiện tình trạng viêm, sưng.
  • Khu vực gò má, cằm và trán nổi nhiều mụn đỏ.
  • Da khô, sần sùi, bong tróc, mất đi vẻ mịn màng.
  • Nổi mụn nước li ti.
  • Da bị nhiễm trùng.
  • Da khô nứt nẻ, chảy máu.

Chàm da ở mặt có nguy hiểm không?

Bệnh lý này không gây nguy hiểm về tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti và cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Nếu không được nhận biết sớm và chữa trị dứt điểm kịp thời sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn cùng một số hậu quả khác như:

  • Nhiễm trùng da: Các tổn thương trên da không được chữa trị kịp thời sẽ làm da bị nhiễm trùng, tái đi tái lại nhiều lần. Khiến các vi khuẩn có môi trường thuận lợi tấn công và phát triển ở da.
  • Bệnh lý vùng da mặt. Khi không được điều trị kịp thời sẽ gây nên một số bệnh lý vùng da mắt như: viêm mí mắt, giảm thị lực…
  • Giấc ngủ bị rối loạn: Bệnh lý này để lâu khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy gây mất ngủ. Từ đó, tinh thần người bệnh bị suy giảm, sa sút nghiêm trọng.

Cách chữa hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh lý chàm da mặt mà có những cách chữa trị khác nhau. Cụ thể:

1. Chàm da mặt nhẹ

Đối với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên ngay tại nhà để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và ngăn ngừa sẹo.

Dưới đây là một số công thức làm mặt nạ tự nhiên để chữa chàm da mặt ở mức độ nhẹ:

Chữa bằng dầu oliu và gel nha đam

Chuẩn bị: 1 lá nha đam đã loại bỏ phần vỏ và 1 muỗng dầu oliu.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Thái gel nha đam ra thành những hạt nhỏ bằng hạt lựu và cho 1 muỗng dầu oliu vào. Sau đó mang đi xay nhuyễn.
  • Bước 2: Rửa mặt với nước ấm và thấm khô bằng khăn mềm sạch.
  • Bước 3: Thoa trực tiếp hỗn hợp này lên toàn bộ khuôn mặt và nằm thư giãn trong 15 phút.
  • Bước 4: Rửa mặt lại với nước mát để da mềm mịn.

Đắp mặt nạ bằng sữa chua và bột yến mạch

Chuẩn bị: 2 muỗng sữa chua không đường và 2 muỗng bột yến mạch.

Mặt nạ sữa chua và bột yến mạch
Mặt nạ sữa chua và bột yến mạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Trộn đều 2 muỗng nguyên liệu này thành một hỗn hợp đồng .
  • Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước ấm và sử dụng khăn sạch thấm hết nước.
  • Bước 3: Thoa hỗn hợp này lên toàn bộ khuôn mặt.
  • Bước 4: Thư giãn trong 15 phút và rửa mặt lại với nước mát.

Chữa chàm da mặt bằng mật ong

Chuẩn bị: 2 muỗng mật ong nguyên chất.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh da mặt bằng nước ấm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên da mặt.
  • Bước 2: Thoa mật ong lên trên toàn bộ mặt.
  • Bước 3: Giữ lại trên mặt khoảng 20 phút và rửa mặt lại với nước mát.

Thực hiện đắp mặt nạ theo 1 trong 3 công thức này đều đặn 2 – 3 lần mỗi tuần để da mặt được làm dịu.

Quan tâm: Đắp trứng gà với mật ong có tác dụng gì? 7 Công thức dưỡng da trắng sáng

2. Chàm da mặt nặng

Đối với những trường hợp bị nặng thì cách tốt là người bệnh nên đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.

Một số loại thuốc bôi ngoài da giúp điều trị chàm da mặt mà được các bác sĩ da liễu chỉ định như:

  • Thuốc gây ức chế Calcineurin: Loại thuốc này rất an toàn với làn da và cơ thể. Chúng không gây bào mòn làn da, có thể sử dụng ở các vùng mí mắt hoặc vùng da quanh mắt.
  • Thuốc bôi có chứa chất Axit Salicylic: Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm, cải thiện tình trạng bong tróc. Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn, làm se khít lỗ chân lông.
  • Thuốc bôi chứa chất kẽm: Loại này giúp chống viêm, sát trùng da nhẹ nhàng và giảm tình trạng đau rát trên da.
  • Thuốc kháng sinh: Có thể lựa chọn sử dụng Tetracyclin hoặc Erythromycin trong trường hợp da bị bội nhiễm.
  • Thuốc kháng sinh Histamin H1: giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giúp các vùng vết thương không lan rộng. Ngoài ra, cũng giúp giảm các phản ứng kích ứng ngoài da.
  • Kem Hydrocortisone: Loại kem này giúp giảm viêm, tiêu viêm nhưng không gây mòn da.
Bôi thuốc kháng sinh khi bị chàm da mặt nặng
Bôi thuốc kháng sinh khi bị chàm da mặt nặng

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi được sự cho phép của bác sĩ, chuyên gia. Không nên tự ý mua và sử dụng bởi sẽ gây nên kích ứng hoặc hoại tử da. Trong quá trình sử dụng đơn của bác sĩ kê thì hãy tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ kê.

Cách phòng ngừa bệnh lý

Bệnh chàm ở người lớn và trẻ em có thể được kiểm soát, phòng tránh bằng những biện pháp sau:

  • Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như: bụi bẩn, nồm, nấm mốc, lông động vật…
  • Cấp ẩm cho da hàng ngày để tránh tình trạng da bị khô, bong tróc, nứt nẻ.
  • Để phòng ngừa bệnh lý hiệu quả thì hãy vệ sinh da mặt thật sạch 2 lần mỗi ngày. Nên sử dụng những sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn.
  • Chỉ nên rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước mát tùy điều kiện thời tiết để tránh da bị kích ứng và khô.
  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, uy tín.
  • Bảo vệ da trước các tác nhân ngoài môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời. Tránh để da tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng trong thời gian dài. Cách tốt để bảo vệ da trước tia UV là thoa kem chống nắng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hạn chế thức khuya, giảm stress, căng thẳng để năng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.

Hy vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý chàm da mặt và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nếu quý khách còn thắc mắc hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Viện thẩm mỹ KangJin thì hãy liên hệ bằng cách nhấn đăng ký tư vấn trực tiếp ngay dưới đây.
đăng ký
Tìm hiểu thêm dịch vụ
Xóa râu rồng

Xóa râu rồng

Số người đã đăng ký 147

Đặt lịch hẹn
Xóa rãnh cười

Xóa rãnh cười

Số người đã đăng ký 147

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn vùng mắt

Xóa nhăn vùng mắt

Số người đã đăng ký 140

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn trán

Xóa nhăn trán

Số người đã đăng ký 172

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn ấn đường

Xóa nhăn ấn đường

Số người đã đăng ký 219

Đặt lịch hẹn

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cùng Tiến sĩ Ji-Soo Kim giải đáp lý do VTM KangJin trở thành đơn vị đầu ngành lĩnh vực trẻ hóa
Trải nghiệm đẳng cấp trẻ hóa làm đẹp 5 sao tại VTM KangJin
Viện thẩm mỹ KangJin đầu tư chuỗi nhà máy trẻ hóa da quy mô toàn châu Á