Nội dung chính
Nấm da mặt là gì?
Là bệnh lý nhiễm nấm ở vùng thượng bì của da. Bệnh lý này thường do nấm ký sinh gây nên (điển hình là vi nấm dermatophytes).
Được hình thành bởi nhiều sợi nấm liên kết với nhau tạo thành các bụi nấm và gây ra nấm da mặt.
Khi các sợi nấm bị già cỗi hoặc hết các chất dinh dưỡng thì các búi nấm sẽ hình thành bào tử trên da.
Nấm da mặt thường xuất hiện tại những ẩm ướt, có nhiều mồ hôi, là vùng chữ T. Trong quá trình nấm phát triển thường gây ra các độc tố kích thích da và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết
Một số dấu hiệu nhận biết da mặt bị nấm:
- Phát ban đỏ trên da, kèm theo sự xuất hiện của các mụn mủ, mụn bọc.
- Da mặt luôn ngứa ngáy, khó chịu.
- Xuất hiện các đốm viêm loét, chảy mủ.
- Da mặt nóng rát, khô ráp và bong tróc.
- Ngoài ra, nấm da mặt còn xuất hiện các mụn nhọt lấm tấm.
Có 2 loại nấm da mặt phổ biến, đó là: Hắc lào và lăng ben (nấm pityrosporum gây nên).
Nguyên nhân gây nấm trên da mặt
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nấm da mặt:
- Lây bệnh lý này từ người khác.
- Sử dụng chung đồ cá nhân với những người bị bệnh nấm da mặt.
- Đổ mồ hôi, tiết nhờn quá nhiều.
- Sử dụng sản phẩm mỹ phẩm quá hạn hoặc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
- Không vệ sinh da mặt thật sạch.
Nấm da mặt có nguy hiểm không?
Nấm da mặt thường dễ lây lan sang các vùng da khác. Do đây là vùng da nhạy cảm và thường xuyên phải chịu tác động từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, ô nhiễm không khí…
Bệnh lý này rất dễ để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ, khiến chị em tự ti. Chính vì thế cần phải điều trị ngay từ lúc chớm bị.
Ngoài ra, nấm da mặt nếu xuất hiện quanh vùng mắt hoặc miệng sẽ gây nguy hiểm tới thị lực hoặc các dây thần kinh ở trên mặt.
Nấm da mặt nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ khiến da trở nên viêm nhiễm, sần sùi, nổi mụn.
Cách điều trị tại nhà nấm da mặt
Bạn có thể tham khảo các phương pháp khắc phục nấm da trên mặt dưới đây:
1. Thuốc điều trị ngoài da
Trong trường hợp mới bị hoặc bị nhẹ thì có thể sử dụng thuốc bôi điều trị nấm da mặt tại nhà.
Một số sản phẩm điều trị như:
- Mycelex: Đây là thuốc dạng nước có tác dụng điều trị nấm trên da mặt nhẹ. Sử dụng thuốc khoảng 1 tuần sẽ thấy nấm da mặt được cải thiện.
- Nhóm AZol: Đây là nhóm thuốc kháng nấm được sử dụng khá phổ biến. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế nấm tăng trưởng. Nhóm AZol gồm 2 dạng là dạng bôi và dạng uống. Một số loại thuốc thuộc nhóm AZol như: Clotrimazol, Econazol, Itraconazole, miconazole…
- Nhóm allylamine gồm 2 loại, đó là: terbinafine hay naftifine.
Nhóm allylamine và AZol có khá nhiều sự khác biệt. Allylamine thời gian điều trị ngắn hơn, còn nhóm azole rẻ tiền hơn nhưng cần thời gian điều trị dài hơn.
2. Sử dụng chuối xanh
Đây là mẹo chữa trị nấm da mặt theo dân gian mà tới nay vẫn được mọi người sử dụng phổ biến.
Các thực hiện cực kỳ đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chuối xanh, gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng.
- Bước 2: Rửa sạch vùng da bị nấm bằng nước ấm.
- Bước 3: Sử dụng khăn bông lau khô và lấy từng lát mỏng chuối đắp lên vùng da bị nấm.
Thực hiện kiên trì mỗi ngày 2 lần và đều đặn liên tục trong 2 tuần sẽ thấy được kết quả điều trị.
3. Dùng mặt nạ mật ong
Mật ong cũng có tác dụng như trà xanh nhưng có đặc điểm ưu việt hơn đó là giúp kháng khuẩn, kháng viêm và tiêu diệt vi rút nấm, ức chế sự hình thành và lây lan của nấm.
Ngoài ra, mật ong còn có công dụng phục hồi da và tái tạo tế bào da mới cực kỳ tốt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất vừa đủ.
- Bước 2: Sử dụng một chiếc khăn khô và tăm bông.
- Bước 3: Xông mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông được thông thoáng.
- Bước 4: Thoa mật ong lên mặt bằng tăm bông để tránh vi khuẩn ở tay lây sang mặt.
- Bước 5: Nằm thư giãn 30 phút và rửa mặt lại với nước ấm khoảng 40 – 45 độ C.
- Bước 5: Sử dụng khăn khô để thấm hết nước trên mặt.
Áp dụng đều đặn công thức này 2 lần một ngày để thấy được hiệu quả. Nếu sử dụng 2 tuần thấy có hiệu quả tốt thì có thể giảm xuống 1 lần một ngày.
4. Sử dụng nước muối
Nước muối sinh lý có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, làm lành những vùng da bị tổn thương nhanh chóng.
Muối là nguyên liệu cực lành tính được dùng trong các bữa ăn hàng ngày và còn có khả năng chữa viêm, chữa bệnh rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị muối biển, nước sạch và khăn bông mềm, sạch.
- Bước 2: Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi thực hiện.
- Bước 3: Hòa tan nước với muối theo tỉ lệ 1 muỗng cafe muối cùng 100ml nước.
- Bước 4: Sử dụng khăn bông nhúng vào nước muối và đắp lên vùng mặt khoảng 15 phút.
- Bước 5: Sau đó rửa mặt lại với nước ấm thật nhẹ nhàng. Tránh chà xát lên vùng da bị tổn thương sẽ khiến vết thương nặng hơn và lan rộng ra.
Kiên trì thực hiện đều đặn 4 lần một ngày để giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt .
5. Dùng rau răm
Trị nấm da mặt bằng rau răm chính là phương pháp dân gian mà cho tới nay vẫn còn có rất nhiều người tin dùng.
Cách làm:
- Bước 1: Lấy một lượng rau răm vừa đủ, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi.
- Bước 2: Lấy phần nước cốt cho vào nấu cùng với sáp ong thành dạng cao cô đặc và để nguội.
- Bước 3: Thoa lên mặt hàng ngày trước khi đi ngủ 15 phút và rửa mặt lại với nước.
Thực hiện 1 lần một ngày, khi quen có thể tăng lên 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh đạt hiệu quả.
Ngoài ra, thể thể xay nhuyễn rau răm và thoa trực tiếp lên mặt mỗi ngày để thấy được hiệu quả.
6. Sử dụng củ riềng
Trong củ riềng có tác dụng kháng viêm, khử trùng, thải độc, chống oxy hóa và điều trị nấm cực kỳ an toàn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy 1 củ riềng tươi giã hoặc xay nhuyễn ra.
- Bước 2: rửa mặt thật sạch và lấy khăn bông thấm bớt nước.
- Bước 3: Thoa trực tiếp phần nước cốt này lên mặt.
Thực hiện một ngày 2 lần để thấy được hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể giã nhuyễn riềng và ngâm cùng với rượu trắng rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị nấm.
7. Sử dụng tinh dầu trà xanh
Trà xanh vốn được mọi người biết đến với công dụng làm đẹp, kháng viêm, chống viêm, chống oxy hóa.
Ngoài ra, trà xanh có ưu điểm là lành tính, làm sạch da nên còn có tác dụng điều trị nấm da mặt cực hiệu quả.
Các thực hiện: lấy tinh dầu trà xanh, thoa lên vùng da bị nấm và để khô tự nhiên. Nên thực hiện vào buổi tối và rửa mặt lại vào sáng hôm sau.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày. Sau 2 – 3 tuần sẽ thấy nấm đỡ ngứa và vùng da bị nấm có dấu hiệu lành lại.
Quan tâm: 9 Cách trị mụn bằng bột trà xanh cho da dầu nên thực hiện mỗi tuần
Bị nấm da mặt nên và không nên ăn gì?
1. Nên ăn các thực phẩm gì?
Những trường hợp bị nấm da mặt thì nên ăn các thực phẩm sau để tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da.
- Hãy ăn một số loại rau củ quả chứa nhiều vitamin như: cà chua, bắp cải xanh, súp lơ, rau má…giúp cải thiện các triệu chứng và làm dịu vùng da mặt bị nấm.
- Ăn các thực phẩm giàu protein như trứng, cá, thịt lợn…để giảm thiểu các tổn thương trên da mặt do nấm gây ra.
- Ăn các loại ngũ cốc như ngô, gạo, bột mì, khoai lang…
2. Nên kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm nên kiêng khi bị nấm da mặt:
- Kiêng ăn hải sản: Bởi vì hải sản sẽ gây nên ngứa ngáy, khó chịu và khiến cho vết thương lâu lành lại. Một số hải sản nên kiêng như: tôm, cua, ghẹ, sò…
- Hạn chế nạp các loại hoa quả chứa vitamin C: Vì các chất vitamin C sẽ khiến cho da mặt bị ngứa dữ dội và nghiêm trọng hơn. Một số loại quả chứa vitamin c nên kiêng như: quất, chanh, cam, bưởi…
- Kiêng ăn một số thực phẩm gây ngứa và nhiễm khuẩn nặng như: dưa muối, sữa chua, thịt gà, thịt bò, rau muống, đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Đặc biệt cần phải kiêng sử dụng các chất kích thích trong thời gian điều trị nấm da mặt.
Trên đây, Viện thẩm mỹ KangJin đã giúp bạn giải đáp mọi thông tin về bệnh lý nấm da mặt.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.