Nội dung chính
Mụn nội tiết là gì?
Trước khi tìm hiểu cách điều trị mụn nội tiết bằng rau má, bạn cần hiểu rõ hơn về tình trạng mụn nội tiết là gì từ đó tìm cách cải thiện phù hợp .
Mụn nội tiết thường xuất hiện do sự thay đổi đột ngột lượng hormone trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra các tổn thương trên da như sưng, sẹo, vết thâm,… Có rất nhiều loại mụn khác nhau, phổ biến có thể kể đến như mụn viêm, mụn đầu trắng, mụn bọc,…
- Thời điểm mụn thường xuất hiện: Ai cũng có thể bị mụn do thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt là phụ nữ, mụn thường xuất hiện liên tục khi tới ngày “đèn đỏ”, lúc này hàm lượng hormone tăng cao đột ngột.
- Vị trí mụn nội tiết hay xuất hiện: Thường các khu vực vòm miệng, vùng xương gò má và quai hàm là nơi dễ xuất hiện mụn .
- Hình dạng: Có dạng hình cầu tròn, nhân nằm sâu bên trong da nên thường rất dễ viêm sưng.
Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết tố
- Nồng độ hormone đột ngột thay đổi.
- Tuổi dậy thì.
- Thời kỳ kinh nguyệt và mãn kinh ở phụ nữ.
- Stress và mệt mỏi.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học.
- Sử dụng nhiều thuốc tránh thai.
- Mắc phải một số bệnh như hội chứng buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp, đái tháo đường,…
- Thói quen chăm sóc da không tốt làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây mụn.
- Do di truyền.
Rau má có trị mụn được không?
Hoạt chất saponin trong rau má có tác dụng làm lành vết thương, tái tạo tế bào và giúp da nhanh liền sẹo. Chính vì vậy, rau má có thể sử dụng để chăm sóc da và điều trị mụn một cách hiệu quả. Các chất xơ, vitamin bên trong rau má cũng giúp dưỡng ẩm cho làn da.
Nếu thường xuyên sử dụng, các vết mụn sẽ dần biến mất và hồi phục làn da đẹp không tì vết.
Cách điều trị mụn nội tiết bằng rau má hiệu quả và an toàn
Rau má trị mụn nội tiết rất hiệu quả và cách sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì thực hiện để đảm bảo rau má phát huy công dụng tối đa. Bạn có thể tham khảo những cách điều trị đang được áp dụng phổ biến sau:
1. Uống nước rau má
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Rửa sạch rau má và cho vào máy xay cùng 1 – 2 ly nước lọc.
- Bước 2: Xay nhuyễn hỗn hợp trên, sau đó lọc lấy phần nước là có thể sử dụng uống hàng ngày. Thêm đường nếu bạn không quen với mùi vị của rau má.
2. Đắp rau má nguyên chất
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100gr rau má.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau má và cho vào máy xay nhỏ.
- Bước 2: Rau má đã nhuyễn, tiếp đó thoa trực tiếp hỗn hợp thu được lên da mặt.
- Bước 3: Đắp khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
Đắp 2 – 3 lần/tuần hoặc có thể đắp hàng ngày nếu tình trạng mụn nặng.
3. Rửa mặt với nước rau má
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch rau má với nước sau đó đun với nước sôi.
- Bước 2: Sau 20 phút đun sôi, bạn chắt lấy nước.
- Bước 3: Hàng ngày, bạn chỉ cần lấy một ít nước rau má để rửa mặt và kết hợp thêm massage nhẹ nhàng.
4. Đắp rau má với rau diếp cá
Nguyên liệu: 100gr lá rau má và 100gr rau diếp cá.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn rửa sạch rau má và diếp cá rồi xay nhuyễn cả hai vơi nhau.
- Bước 2: Sau đó chắt lấy phần nước, rồi dùng tăm bông thấm nước cốt để chấm lên vùng da cần điều trị.
- Bước 3: Massage nhẹ trong khoảng 15 – 20 phút sau đó có thể rửa lại mặt với nước mát.
Mỗi tuần nên đắp 2 – 3 lần để điều trị mụn tốt .
5. Rau má và sữa chua
Nguyên liệu:
- 100gr rau má.
- 2 thìa cà phê sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn lá rau má cùng sữa chua không đường.
- Bước 2: Hỗn hợp thu được, trực tiếp đắp lên mặt và giữ trong 15 phút.
- Bước 3: Cuối cùng, rửa mặt lại với nước ấm.
Thực hiện công thức này đắp mặt từ 2 – 3 lần mỗi tuần.
6. Rau má và chanh tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm rau má, 1 thìa cà phê nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn phần lá rau má sau đó trộn cùng 1 thìa nước cốt chanh.
- Bước 2: Đắp mặt nạ trên khoảng 15 phút, sau đó rửa lại mặt với nước mát.
Bạn có thể thực hiện tương tự với mật ong. Chỉ cần thay thế nước cốt chanh bằng mật ong nếu không có sẵn chanh ở nhà.
7. Đắp rau má và lá gấc
Nguyên liệu nên chuẩn bị:
- Một nắm lá rau má.
- Một nắm lá gấc.
Cách thực hiện của phương pháp này:
- Bước 1: Rửa sạch rau má và lá gấc, sau đó bạn xay nhuyễn.
- Bước 2: Hỗn hợp thu được có thể đắp lên phần da bị mụn và thâm.
- Bước 3: Đắp trong khoảng 15 – 20 phút, trong quá trình đắp hãy massage nhẹ để hỗn hợp thẩm thấu lên da. Và nên đắp 2 – 3 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt nhé.
Những điều nên làm khi trị mụn nội tiết bằng rau má
Có rất nhiều cách để điều trị khi bị mụn do nội tiết tố gây ra. Tuy nhiên trong quá trình điều trị nếu không cẩn trọng sẽ khiến da mặt bị tổn thương, mụn mọc trở lại nhiều hơn trước. Cùng theo dõi một số việc cần làm dưới đây để điều trị mụn tận gốc và an toàn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Nên bổ sung thực phẩm có lợi cho cơ thể, những thực phẩm có tác dụng điều hòa nội tiết tố từ bên trong.
- Tẩy tế bào chết trên da thường xuyên: Giúp tạo sự thông thoáng cho lỗ chân lông, tránh tình trạng tích tụ bã nhờn tạo mụn.
- Đừng quên cấp ẩm cho da sau bước rửa mặt. Hạn chế bụi bẩn, mỹ phẩm kém chất lượng gây tổn thương da. Hơn nữa, cần thoa kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
- Sinh hoạt điều độ: Không thức khuya, ăn uống lành mạnh để cân bằng nội tiết tố trong cơ thể.
- Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài lâu, nếu bạn đang áp lực trong công việc và cuộc sống có thể giải tỏa bằng cách tập yoga, nghe nhạc, tập các động tác nhẹ nhàng,…
Hy vọng những thông tin mà chúng mình chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu hơn về mụn nội tiết và lựa chọn được cách điều trị mụn nội tiết bằng rau má phù hợp với bản thân. Vì đây là phương pháp điều trị an toàn lành tính nên cần kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả. Chúc bạn thực hiện thành công và sớm lấy lại làn da láng mịn, chắc khỏe.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.