Nội dung chính
- Dấu hiệu da mặt bị sạm đen?
- Nguyên nhân da mặt bị sạm đen thường gặp
- 1. Yếu tố di truyền
- 2. Yếu tố dinh dưỡng
- 3. Yếu tố bệnh lý là nguyên nhân da mặt bị sạm đen
- 4. Không tẩy tế bào chết thường xuyên
- 5. Không thoa kem chống nắng
- 6. Da mất nước, khô căng
- 7. Lạm dụng mỹ phẩm là nguyên nhân da mặt bị sạm đen
- 8. Chăm sóc không đúng cách
- 9. Căng thẳng, áp lực kéo dài
- 11. Nguyên nhân da mặt bị sạm đen – Thay đổi hormone
- 12. Lão hóa da
- Da mặt bị sạm đen thường bị ở đối tượng nào?
- Có điều trị được tình trạng da sạm đen không?
Dấu hiệu da mặt bị sạm đen?
Trong quá trình chăm sóc da hằng ngày bạn cần chú ý quan sát những thay đổi nhỏ trên da mặt để sớm có biện pháp khắc phục.
- Da xỉn màu: Vùng da nhạy cảm như hai bên má, mũi, da quanh vùng miệng trở nên tối màu hơn các vùng da khác. Và chúng có thể lan ra các vùng khác khiến gương mặt thiếu sức sống.
- Tàn nhang ở gò má là nơi thường xuyên xuất hiện, mật độ và màu sắc có thể thay đổi theo mùa. Độ đậm của tàn nhang có thể thấy rõ vào mùa hè và giảm bớt vào mùa đông.
- Mảng da nâu và vàng đậm có thể do nám, đốm chấm li ti mọc thành từng cụm khiến da trở nên loang lổ, kém thẩm mỹ.
Nguyên nhân da mặt bị sạm đen thường gặp
Da mặt tự nhiên bị sạm đen có thể do nhiều nguyên nhân từ bên trong hoặc do những sai lầm trong quá trình chăm sóc da. Cụ thể:
1. Yếu tố di truyền
Một nguyên nhân khá phổ biến ở người Việt Nam, khi ba mẹ có làn da sạm màu lỗ chân lông to thì dấu hiệu này có thể di truyền cho con cái của mình.
Nếu bạn bị nám sạm da do nguyên nhân này thì rất khó để khắc phục bằng phương pháp thông thường. Thay vào đó bạn cần áp dụng song song dưỡng da cả trong lẫn ngoài bằng chế độ ăn uống và dưỡng trắng bảo vệ da.
2. Yếu tố dinh dưỡng
Nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày không đủ dưỡng chất cần thiết cho da cũng có thể là nguyên nhân khiến da sạm đen lỗ chân lông to.
Khi cơ thể không đủ dưỡng chất, làn da không được nuôi dưỡng tốt làm tăng khả năng nhiễm melamine khiến da khô và đổi màu.
3. Yếu tố bệnh lý là nguyên nhân da mặt bị sạm đen
Nhiều người thường đặt ra câu hỏi “Da mặt sạm đen là bệnh gì?” Có nhiều căn bệnh cũng có thể gây ra tình trạng da mặt sạm màu, ví dụ như: Suy giảm chức năng gan, suy thận, tích tụ sắt,… Cũng khiến da bạn ngày càng tối dần.
4. Không tẩy tế bào chết thường xuyên
Cơ thể có cơ chế tự đào thải tự nhiên nên cần được tẩy tế bào chết thường xuyên để loại bỏ những tế bào cũ tích tụ trên bề mặt gây bít tắc da.
- Lớp tế bào chết có thể ngăn cản việc da hấp thụ dưỡng chất trong quá trình chăm sóc da. Đây cũng là nguyên nhân khiến da xỉn màu kém tươi sáng.
- Hãy định kỳ tẩy tế bào chết bằng phương pháp vật lý hoặc hóa học để da cải thiện tình trạng sạm đen.
5. Không thoa kem chống nắng
Không bảo vệ da trước tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời làm kích thích sự phát triển của các hắc sắc tố melanin khiến da ngày càng sạm nám.
Không những vậy, chúng còn có thể phá vỡ lớp collagen trên da, khiến da nhanh lão hóa, xuất hiện tàn nhang và âm thầm gây hại cho các tế bào da.
Quan tâm: 5 bước dưỡng da ban ngày với kem chống nắng | 6 điều cần nhớ
6. Da mất nước, khô căng
Làn da thiếu sức sống, xỉn màu do không được cung cấp đủ độ ẩm. Gây ra tình trạng da mất nước trầm trọng, khiến các tuyến bã nhờn hoạt động nhiều và gây ra tình trạng lỗ chân lông ngày càng mở rộng.
Khả năng đề kháng của da cũng trở nên yếu dần và dễ dàng bị các yếu tố môi trường tác động gây mụn, tổn thương da.
Quan tâm: 10 Công thức mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô tại nhà hiệu quả sau 3 lần đắp
7. Lạm dụng mỹ phẩm là nguyên nhân da mặt bị sạm đen
Một số loại mỹ phẩm trang điểm, dưỡng da không rõ nguồn gốc có thể làm tổn thương da nếu sử dụng trên da mặt. Lạm dụng mỹ phẩm có thể khiến các độc tố tích tụ trên da và kích thích hình thành hắc sắc tố.
Điều này có thể khiến da bị bí tắc, vi khuẩn gây mụn và phá hủy lớp màng bảo vệ da kiến làn da mỏng dần và tạo thành từng mảng không đều màu.
8. Chăm sóc không đúng cách
Việc không vệ sinh da mặt hàng ngày có thể khiến lỗ chân lông bị tắc, dần tạo mụn và làn da xỉn màu. Lười tẩy trang hay lạm dụng tẩy tế bào chết đều không phải là cách làm chăm sóc da tốt. Nó chỉ khiến tình trạng da ngày càng tồi tệ.
- Khi sức đề kháng của da bị giảm thì các tác nhân bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn đều có thể dễ dàng tấn công và làm hại da.
- Không dưỡng ẩm đúng cách cũng khiến da ngày càng khô ráp, nhiều tế bào da chết và dẫn tới da bị sạm đen, tối màu.
9. Căng thẳng, áp lực kéo dài
Căng thẳng, áp lực công việc dẫn đến thiếu ngủ mệt mỏi và thay đổi nội tiết tố tác động hình thành sắc tố tối màu trên da. Lượng hormone cortisol trong cơ thể tăng cao, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu dưới da dẫn đến làn da trở nên tái nhợt, xỉn màu, thiếu sức sống.
11. Nguyên nhân da mặt bị sạm đen – Thay đổi hormone
Một số giai đoạn như chu kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì hay mang thai, mãn kinh,… thì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi và xuất hiện tình trạng nám da rõ rệt.
Do hormone mất cân bằng khiến nồng độ estrogen giảm khiến da tiết dầu và khiến da đen sạm đi rất nhiều.
12. Lão hóa da
Sau 25 tuổi là giai đoạn bắt đầu lão hóa da, lúc này quá trình lão hóa sẽ diễn ra nhanh hơn, các dấu hiệu như khô ráp, xỉn màu, kém sức sống, nếp nhăn,… có thể dễ dàng nhận thấy trên khuôn mặt.
Da mặt bị sạm đen thường bị ở đối tượng nào?
Từ những nguyên nhân da mặt bị sạm đen trên có thể nhận thấy một số đối tượng dễ gặp tình trạng này bao gồm:
- Người thường xuyên phải làm việc ngoài trời.
- Phụ nữ mang thai.
- Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Người làm văn phòng, thường xuyên tiếp xúc với máy tính.
- Người lạm dụng thuốc tránh thai.
Có điều trị được tình trạng da sạm đen không?
Hoàn toàn có thể điều trị được tình trạng da sạm đen nếu sử dụng đúng nguyên liệu và đảm bảo quá trình chăm sóc thực hiện đúng cách.
Với tình trạng da sạm đen ở mức độ nhẹ có thể nhanh chóng cải thiện sau một thời gian chăm sóc.
Đối với tình trạng nặng hơn, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của thuốc đặc trị hoặc sử dụng liệu pháp điều trị sạm da hiện đại hơn. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, nên cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cũng như quá trình cải thiện diễn ra nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ nguyên nhân da mặt bị sạm đen có thể khiến da mặt kém sắc và gây mất thẩm mỹ. Nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự, chắc hẳn bạn đã biết nguyên nhân tại sao. Bên cạnh đó hãy tìm phương án điều trị nám sạm phù hợp với từng làn da. Như vậy, làn da sẽ ngày càng khỏe mạnh, trắng sáng và căng bóng, rạng ngời.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.