Da nám có nên peel da không? 5 Bước peel da trị nám tại nhà hiệu quả

Thời gian đọc: 43 Giây
Reading Time: 43 giây
Thực tế có rất nhiều người gặp các vấn đề liên quan đến sắc tố da như nám, thâm sạm, tàn nhang, da không đều màu… mà không cải thiện được bằng các phương pháp dưỡng da thông thường. Peel da là một phương pháp làm đẹp da tổng thể được biết đến với nhiều lợi ích tuyệt vời cho da. Liệu da nám có nên peel da không?

Da nám có nên peel da không?

Peel da là phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng da nám. Cơ chế hoạt động của peel da dựa trên quá trình tự nhiên thay da của cơ thể nhưng sẽ thúc đẩy chúng diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Thường thì chu kỳ tự nhiên này kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng càng lớn tuổi thì càng kéo dài.

Khi peel da, các hoạt chất sẽ tác động trực tiếp vào lớp thượng bì, kích thích quá trình tái tạo da sinh học. Các tế bào sừng hóa bị loại bỏ và các tế bào da mới được tạo ra, giúp làm mờ vết nám. Đồng thời, peel da còn kích thích tế bào mới hình thành và sản xuất collagen. Nhờ vậy, da không chỉ mờ nám, đều màu mà còn trở nên mịn màng và đàn hồi tốt hơn.

Da nám có nên peel da không? Peel da trị nám là phương pháp làm đẹp phổ biến
Da nám có nên peel da không? Peel da trị nám là phương pháp làm đẹp phổ biến

Có thể nói, peel da là một phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng da nám một cách hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng khi quyết định peel da để điều trị nám là cần có sự tư vấn từ chuyên gia da liễu. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da và đề xuất phương pháp peel phù hợp nhất.

Hiệu quả peel da trị nám

Mặc dù có thể áp dụng các hoạt chất peel da để hỗ trợ điều trị nám nhưng phương pháp này không đem lại hiệu quả tối ưu. Chính vì thế, bạn sẽ không đạt được xóa nám hoàn toàn nhờ peel da.

Đối với trường hợp nám nhẹ, peel da có thể cải thiện khoảng 80% tình trạng nám. Mặt khác, với nám ở mức độ vừa thì hiệu quả làm đều màu da có thể đạt khoảng 70% và trường hợp nám nặng thì chỉ cải thiện khoảng 60%. Tuy nhiên, kết quả này có thể khác nhau tùy theo cơ địa của từng người.

Ngoài ra, khi đã quyết định thực hiện peel da trị nám thì nên làm đủ liệu trình theo tần suất phù hợp, tránh dừng giữa chừng sẽ dễ khiến da bị rối loạn sắc tố và tình trạng nám có thể quay trở lại nghiêm trọng hơn.

Da nám nên peel da? Peel da có hiệu quả tốt với trường hợp nám nhẹ
Peel da có hiệu quả tốt với trường hợp nám nhẹ

Hoạt chất peel da trị nám hiệu quả

1. Alpha Hydroxy Acid (AHA)

Các sản phẩm peel da có chứa AHA sẽ rất phù hợp để hỗ trợ điều trị da nám với mức độ peel nông (peel nhẹ ở lớp thượng bì). AHA có tác dụng tẩy tế bào chết, làm đều màu da và mang lại làn da sáng mịn, đồng thời làm mờ nếp nhăn. AHA thường được kết hợp với các loại axit chiết xuất từ trái cây để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Tricloacetic Acid (TCA)

Tricloacetic Acid, còn được gọi là TCA, là một loại axit được sử dụng trong quá trình peel da ở cấp độ vừa hoặc sâu. Chúng có khả năng giảm thâm, tàn nhang và nám, cải thiện sắc tố da và mang lại hiệu quả làn da trắng sáng. Đặc biệt, nếu bạn có làn da bẩm sinh đen hoặc da bị tối do tác động của ánh nắng, TCA cũng là một lựa chọn phù hợp.

Ngoài ra, TCA cũng có thể sử dụng ở cấp độ peel da nông với công dụng làm sạch tế bào chết và giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc dùng TCA và các hoạt chất tương tự nên được thực hiện bởi các chuyên gia da liễu, không nên tự thực hiện tại nhà.

Quy trình peel da trị nám tại nhà

Theo các chuyên gia, nếu muốn tự peel da tại nhà thì nên thực hiện vào buổi tối để tránh sự tác động của tia UV trong ánh nắng mặt trời.

  • Bước 1: Tẩy trang và vệ sinh da

Bước đầu tiên trong quá trình peel da là tẩy trang để loại bỏ các chất bẩn tích tụ trên da sau một ngày dài. Sau đó, dùng sữa rửa mặt để làm sạch sâu. Điều này giúp đảm bảo không xảy ra tình trạng viêm, nhiễm trùng khi peel.

  • Bước 2: Bảo vệ vùng da nhạy cảm

Một số vùng da như xung quanh mắt, môi, cạnh mũi có thể bị đỏ rát nhiều nếu tiếp xúc với hoạt chất có tính lột tẩy mạnh. Do đó, hãy bảo vệ chúng bằng 1 lớp vaseline mỏng.

  • Bước 3: Peel da

Tiến hành thoa một lớp dung dịch peel thật mỏng lên bề mặt vùng da bị nám, tàn nhang. Tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp với mức độ nám của da.

Có thể tự peel da tại nhà ở cấp độ nông với các bước đơn giản
Có thể tự peel da tại nhà ở cấp độ nông với các bước đơn giản
  • Bước 4: Làm sạch

Dung dịch peel sẽ thẩm thấu trong khoảng 10 phút hoặc theo thời gian được khuyến nghị của từng sản phẩm khác nhau. Sau đó, hãy rửa sạch lại da mặt, thấm khô bằng khăn mềm và để da nghỉ ngơi hoàn toàn trong 3 – 4 tiếng đầu tiên.

  • Bước 5: Làm dịu da

Khi cảm nhận làn da khô căng, hơi rát hoặc tức nhẹ thì có thể làm dịu bằng xịt khoáng hoặc toner dành cho da nhạy cảm. Lưu ý không nên dùng các loại kem dưỡng quá đặc ở giai đoạn vừa peel để tránh gây bít tắc lỗ chân lông.

Khoảng 3 ngày sau khi peel, hiện tượng bong tróc sẽ bắt đầu xuất hiện và đây là biểu hiện bình thường cho thấy quá trình thay da đã hoạt động hiệu quả. Đây cũng là lúc bạn nên tập trung vào việc dưỡng ẩm, phục hồi da để tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào mới phát triển.

Quan tâm: Da mỏng có peel được không? 7 Bước chăm sóc da mỏng yếu hiệu quả

Một số thắc mắc thường gặp

Tẩy tế bào chết có giống peel da không?

Peel da được coi là một cấp độ cao hơn của tẩy tế bào chết với nhiều lợi ích hơn. Quá trình peel da không chỉ tác động ở bề mặt mà còn sâu vào bên trong da, từ đó cải thiện tổng thể nhiều vấn đề da đang gặp phải như mụn, tàn nhang, nám, nếp nhăn, sẹo, lỗ chân lông to và da không đều màu…

Không chỉ vậy, thay da sinh học còn giúp kích thích tái tạo tế bào mới và tăng sinh collagen. Vì vậy, nếu bạn muốn chăm sóc da toàn diện thì peel da là lựa chọn hiệu quả hơn so với tẩy tế bào chết truyền thống.

Phương pháp thay da sinh học giúp tổng thể làn da đẹp tự nhiên
Phương pháp thay da sinh học giúp tổng thể làn da đẹp tự nhiên

Đối tượng nào phù hợp để peel da trị nám?

Bên cạnh việc xác định hiệu quả của peel da trong trị nám, bạn cũng cần hiểu rõ về những đối tượng phù hợp với phương pháp này.

  • Da nám, lỗ chân lông to: Peel da thích hợp cho những người có tình trạng nám da, lỗ chân lông to và da mặt có cảm giác sần sùi.
  • Mụn ẩn: Peel da cũng có thể giúp làm giảm mụn ẩn và cải thiện độ mềm mịn, săn chắc của da.
  • Thâm sạm và không đều màu: Nếu bạn có vấn đề về thâm sạm da và các đốm sắc tố đen, thay da sinh học có thể giúp đều màu da và làm sáng các vùng bị tối màu.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng có một số trường hợp không nên thực hiện peel da trị nám, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
  • Người mắc các bệnh lý da nhiễm trùng, viêm da, có vết thương hở
  • Tiền sử bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan…
  • Da quá tối màu: Đối với những người có da quá tối màu, việc peel da có thể gây ra tình trạng không đều màu da. Do đó, cần thận trọng và tìm hiểu kỹ về phương pháp peel da trước khi áp dụng.

Peel da thường xuyên được không? 

Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn có làn da tươi sáng và trẻ trung và hết nám sạm nhanh chóng. Tuy nhiên, việc peel da hóa học không nên thực hiện liên tục trong thời gian ngắn, tần suất phù hợp là 4 – 6 tuần/ lần.

Lạm dụng quá mức phương pháp này không chỉ không đem lại kết quả tốt mà còn có thể gây hại cho da. Theo đó, thực hiện peel da quá thường xuyên có thể gây ra một số vấn đề như làm da mỏng yếu và dễ bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giãn mao mạch và các vấn đề khác liên quan tới cấu trúc da.

Như vậy, da nám có nên peel da không? Câu trả lời là “”. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ những kiến thức cần thiết về peel da và tham khảo ý kiến từ bác sĩ để làm đẹp một cách an toàn và hiệu quả. Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Viện thẩm mỹ KangJin để được tư vấn và thăm khám miễn phí.

1422lượt xem
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký tư vấn

Dịch vụ nổi bật

Video

Video

Hình ảnh

Hình ảnh
Messenger