Nội dung chính
1. Da mặt bị vàng là gì?
Da mặt bị vàng là tình trạng gia tăng sắc tố Bilirubin trong máu. Bilirubin được tạo ra từ các hồng cầu đã già cỗi. Sau khi phân hủy, chúng di chuyển xuống gan và cuối cùng được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu hoặc trong phân.
Da mặt bị vàng không hẳn là tình trạng nguy hiểm nhưng đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nghiêm trọng cần phải được điều trị kịp thời. Điển hình là các bệnh liên quan đến gan, hồng cầu, ống mật chủ…
2. Nguyên nhân khiến da mặt bị vàng
Một số nguyên nhân thường gặp khiến cho da mặt bị vàng, cụ thể:
2.1. Do ăn uống
Ăn uống không khoa học, không điều độ chính là nguyên nhân khiến da mặt bị vàng. Một số loại thực phẩm nếu ăn nhiều sẽ khiến da bị vàng như: Trứng, cà rốt, bí đỏ, nước cam, xoài và một số loại rau củ khác chứa caroten.
Nạp quá nhiều chất caroten vào trong cơ thể có thể gây ra chứng caroten trong máu khiến da mặt bị vàng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể khiến da toàn thân bị vàng và tổn thương diện rộng.
2.2. Máu lưu thông kém
Gan ảnh hưởng trực tiếp đến huyết quản, gan. Khi gan bị ngưng trệ các độc tố sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của da mặt. Đây cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị vàng.
2.3. Do tia UV
Tia UV chính là tác nhân gây lão hóa, phá hỏng các sợi Collagen & Elastin, tích tụ sắc tố melanin khiến cho sắc tố da trở nên vàng và đen sạm.
Ngoài ra, tia UV cũng khiến cho máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng da mặt bị khô ráp, mất tính đàn hồi, sần sùi, không đều màu.
2.4. Do sinh hoạt
Bên cạnh đó, việc ngủ muộn, thức khuya hay thiếu ngủ cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị vàng.
Khi không ngủ đủ giấc sẽ gây ảnh hưởng đến gan và túi mật không được nghỉ ngơi cũng như đào thải, bài tiết ra ngoài.
Từ đó gây nên các vấn đề về da như da sạm màu, sần sùi, thiếu sức sống, lão hóa sớm…
2.5. Do ô nhiễm không khí
Hiện nay, tại các đô thị lớn tình trạng ô nhiễm không khí càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Khi không khí bị ô nhiễm làm cho các độc tố phía dưới biểu bì da bị tích tụ và không thể tự đào thải. Từ đó khiến cho da mặt chuyển sang màu vàng và sẫm màu hơn.
2.6. Do di truyền
Di truyền là yếu tố quan trọng khiến da bị vàng, khó có thể thay đổi màu sắc da. Bởi khi sinh ra, nước da đã có sẵn màu vàng.
Thông thường, trong gia đình nếu có người bị da vàng thì khả năng cao bạn cũng sẽ thừa hưởng gen trội đó.
2.7. Chăm sóc da không đúng cách
Việc chăm sóc da không tốt, không đúng cách cũng khiến cho da dễ bị vàng sạm, mất đi tình trạng căng bóng.
Không tẩy trang và tế bào chết sẽ khiến cho các lớp sừng già cỗi bị dày hơn và gây nên tình trạng da mặt bị vàng.
Quan tâm: Mê mẩn làn da căng bóng mịn màng sau 60 phút với bàn tay phù thủy trẻ hóa KangJin
3. Da mặt bị vàng là bệnh gì?
Da mặt vàng có liên quan đến bệnh gì? Những căn bệnh khiến cho da mặt vàng có thể kể đến như:
3.1. Các bệnh liên quan đến gan
Đây là một trong những bệnh lý khiến da mặt bị vàng. Nguyên nhân là do các tế bào gan bị tổn thương khiến lượng Bilirubin không được đào thải. Gây nên tình trạng ứ đọng trong máu.
Một số bệnh liên quan đến gan như:
- Viêm gan do virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Xơ gan: Đây là tình trạng rất hay gặp ở những người uống rượu bia nhiều.
- Ung thư gan.
Nếu bạn đang gặp tình trạng vàng da do bệnh lý liên quan đến gan thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
3.2. Các bệnh liên quan đến hồng cầu
Khi hồng cầu bị phá hủy, các Bilirubin được sản xuất quá nhanh khiến gan không kịp đào thải hay chuyển hóa gây ứ đọng Bilirubin trong máu. Đây cũng là nguyên nhân khiến da mặt bị vàng.
Vì thế, hãy đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
3.3. Bệnh liên quan đến ống mật chủ
Các ống mật chủ bị tắc nghẽn, ứ đọng khiến Bilirubin tràn vào trong máu và gây nên tình trạng vàng da.
Các bệnh lý có thể xảy ra như:
- Sỏi mật
- Viêm tụy cấp
- Ung thư đầu tụy
Khi da bị vàng liên quan đến ống mật chủ thì hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhé.
4. Cách chăm sóc tại nhà
Để loại bỏ bệnh vàng da chúng ta cần thực hiện xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học.
4.1. Uống nhiều nước
Uống nước là một việc rất quan trọng để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh. Các chị em nên chú ý bổ sung nước để làn da được cải thiện tự nhiên.
Nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để giúp thanh nhiệt giải độc, đào thải các độc tố bên trong cơ thể.
4.2. Tập thể dục
Một người lười vận động hoặc ít khi vận động sẽ dễ khiến các độc tố trong cơ thể bị tích tụ.
Vì thế, mỗi ngày hãy dành ra 15 – 20 phút để tập luyện thể dục, thể thao để đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng hiệu quả sửa chữa các tế bào hư tổn.
Từ đó, khí huyết cũng được lưu thông tốt giúp cho da sáng hồng, khỏe mạnh và giảm được tình trạng này.
4.3. Bảo vệ da khỏi tác động của tia UV
Tia UV làm cho da bị vàng sạm, tối màu. Để tránh được tình trạng này thì cần phải thực hiện thật tốt việc bảo vệ da.
Có thể bảo vệ da bằng cách: thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài, đội mũ rộng vành, mặc áo chống nắng…
4.4. Chăm sóc da đúng cách
Cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh da mặt. Bởi vì các bụi bẩn, lớp sừng già cỗi trên bề mặt da tích tụ lâu ngày sẽ khiến cho da mặt bị vàng.
Nên tẩy trang mỗi ngày vào buổi tối và thực hiện tẩy da chết định kỳ mỗi tuần. Để hạn chế tình trạng vàng da cũng như giảm sự gia tăng sắc tố phía dưới da.
Ngay sau bước làm sạch cần phải cấp sử dụng các sản phẩm dưỡng da để da được hấp thụ các chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng da.
4.5. Chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt
Hãy hạn chế ăn các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường.
Ăn nhiều các rau củ quả tươi chứa nhiều vitamin A, B, C và E. Bên cạnh đó, cũng có thể bổ sung các loại thực phẩm giúp bổ máu thư thịt bò…
Hãy ngừng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể như: cà rốt, dưa hấu, nho…
Quan tâm: 16 Loại thực phẩm đẹp da mặt chống lão hóa bạn nên biết
4.6. Bổ sung các sản phẩm giải độc cho gan
Nên chủ động bổ sung các sản phẩm mát gan, thải độc gan để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng da mặt bị vàng.
Trên đây là những kiến thức về da mặt bị vàng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng theo.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.