Nội dung chính
Rối loạn sắc tố da là gì?
Rối loạn sắc tố da là tình trạng các sắc tố melanin trong da bị thay đổi bất thường, dẫn đến thay đổi màu sắc của da. Khi sự sản xuất melanin bị ảnh hưởng, da có thể trở nên sẫm màu hơn (tăng sắc tố) hoặc nhạt màu hơn (giảm sắc tố).
Có mấy loại rối loạn sắc tố da nào?
Rối loạn sắc tố da bao gồm nhiều loại khác nhau, chủ yếu có thể được chia thành hai nhóm chính: tăng sắc tố và giảm sắc tố. Dưới đây là một số loại phổ biến của mỗi nhóm
Tăng sắc tố da
Tăng sắc tố da là tình trạng màu da sẫm đen hơn bình thường. Tình trạng này không bị ảnh hưởng đáng lo ngại nào về sức khỏe. Tuy nhiên, da sạm đen hơn có thể là triệu chứng cảnh báo một số loại bệnh lý nào đó tiềm ẩn nào đó.
Một số loại tăng sắc tố da phổ biến là:
- Nám da: là hiện tượng rối loạn sắc tố da chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh. Nám có dạng các mảng sẫm màu, đặc biệt ở mặt và bụng. Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chính gây ra nám da.
- Da bị cháy nắng: Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ đầy đủ có thể khiến da bị cháy nắng. Da cháy nắng được thể hiện rõ qua những đốm đen trên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Thâm mụn: Là hiện tượng da bị tổn thương do mụn để lại có thể làm tăng sắc tố da và ảnh hưởng đến kết cấu làn da của bạn.
- Một số bệnh lý: Các bệnh như xơ gan ứ mật và nhiễm sắc tố sắt mô, cùng với một số loại thuốc cũng có thể gây sạm da bất thường.
Giảm sắc tố da
Ngoài tăng sắc tố da, tình trạng rối loạn sắc tố da còn được biểu hiện ở việc bị giảm sắc tố. Khi cơ thể bị sụt giảm một lượng melanin đáng kể sẽ gây ra tình trạng giảm sắc tố da này.
Ba loại giảm sắc tố da cơ bản bao gồm:
- Bệnh bạch biến: là dạng bệnh tự miễn gây gián đoạn quá trình sản xuất melanin gây xuất hiện các mảng trắng rõ rệt trên da.
- Bệnh bạch tạng: đây là bệnh có tính di truyền, một enzyme sản xuất melanin bị mất đi dẫn đến việc thiếu melanin tầm trọng. Bệnh này ảnh hưởng để da, tóc và mắt của người mắc phải.
- Các chứng rối loạn khác về da: Một số tình trạng như bệnh lang ben, vảy nến hay viêm da dị ứng cũng gây ảnh hưởng đến sắc tố da. Những bệnh này cần phải có phương pháp điều trị phù hợp và người bệnh phải kiên trì để phục hồi sức khỏe làn da.
Nguyên nhân nào gây rối loạn sắc tố da
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến rối loạn sắc tố da, đó là:
- Di truyền: Một số rối loạn sắc tố da như bạch biến và tàn nhang có thể do yếu tố di truyền.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia bức xạ từ ánh nắng mặt trời có thể kích thích sự sản xuất melanin, dẫn đến tình trạng da sạm màu hoặc xuất hiện các đốm nâu.
- Viêm da hoặc tổn thương da: Những vết thương, viêm nhiễm, hay tình trạng mụn trứng cá có thể để lại vết thâm hoặc vùng da sẫm màu sau khi lành.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc kháng sinh, hay thuốc tránh thai có thể gây ra rối loạn sắc tố da.
- Bệnh lý: Các bệnh lý nội tiết như bệnh Addison, bệnh Cushing, hay bệnh tuyến giáp cũng có thể gây ra rối loạn sắc tố da.
Triệu chứng, dấu hiệu của rối loạn sắc tố da
Các triệu chứng của rối loạn sắc tố da như:
- Xuất hiện các mảng đốm có màu sắc khác biệt so với vùng da xung quanh.
- Da không đều màu, có thể sẫm màu hơn hoặc nhạt màu hơn.
- Các vết thâm sau viêm, tổn thương hoặc sau khi lành mụn.
Cách điều trị rối loạn sắc tố da
Rối loạn sắc tố da cần được điều trị sớm để giúp làn da bị ảnh hưởng nhanh chóng trở lại như bình thường. Tùy vào từng tình trạng mà có những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị rối loạn sắc tố da hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Phương pháp điều trị khi bị tăng sắc tố da
- Cân bằng nội tiết tố: Kết hợp các thực phẩm giàu omega-3, cùng với nhiều loại rau và trái cây đầy màu sắc vào chế độ ăn uống giúp khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố. Đây là một trong những cách điều trị tăng sắc tố da phổ biến hiện nay.
- Kem bôi ngoài da: Những sản phẩm kem bôi chuyên dụng có tác dụng ức chế sản sinh sắc tố dư thừa. Tùy theo tình trạng da mà bạn có thể sử dụng loại kem bôi ngoài da phù hợp.
- Thuốc uống theo toa: Bệnh nhân bị rối loạn sắc tố da tuyệt đối không được tự kê đơn mà cần thăm khám để bác sĩ kê toa và hướng dẫn sử dụng.
- Điều trị bằng laser: Chùm tia laser đơn sắc được thiết kế để phá vỡ chính xác các sắc tố dư thừa. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, bạn nên đến những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo điều trị an toàn và hiệu quả.
- Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng cường độ cao có tác dụng cân bằng sắc tố da, giúp khôi phục lại vẻ rạng rỡ tự nhiên cho làn da của bạn.
Hướng dẫn điều trị khi bị giảm sắc tố da
- Bệnh bạch biến và bạch tạng: Mặc dù việc điều trị hoàn toàn bệnh bạch biến và bệnh bạch tạng là chưa thể nhưng vẫn có nhiều cách để cải thiện tình trạng này mà bạn có thể áp dụng.
- Dùng các loại mỹ phẩm có công thức đặc biệt được thiết kế để che giấu những khuyết điểm này. Ngoài ra, những thuốc có chứa corticosteroid và phương pháp ánh sáng cũng có thể giúp kiểm soát các tình trạng này một cách hiệu quả.
Phòng ngừa rối loạn sắc tố da
Để phòng ngừa bị rối loạn sắc tố da, bạn cần tuân thủ các điều sau:
- Sử dụng kem chống nắng: Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF >30 trước khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng: Sử dụng đồ bảo hộ, các vật dụng che chắn khi ra ngoài trời nắng.
- Chăm sóc da đúng cách: Rửa mặt và dưỡng da đều đặn, tránh sử dụng các sản phẩm có nồng độ mạnh gây kích ứng cho da.
Qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của các loại rối loạn sắc tố da và giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, hãy chú ý chăm sóc da mỗi ngày và luôn tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế khi cần thiết để đảm bảo rằng làn da của bạn luôn được bảo vệ và nuôi dưỡng tốt .
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.