Nội dung chính
Rối loạn sắc tố Melanin là gì?
Còn được gọi với tên khác là rối loạn sắc tố da, Melanin là sắc tố được sản xuất bởi các tế bào biểu bì melanocytes. Chứng rối loạn sắc tố Melanin xuất hiện khi hắc tố da melanocytes tăng cao đột ngột hoặc giảm mạnh.
Chứng rối loạn sắc tố da gây ra nhiều bệnh lý về da như: Nám, tàn nhang, da không đều màu, đồi mồi…Các bệnh lý này tuy không gây ra khó chịu, đau đớn nhưng lại làm mất thẩm mỹ.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn sắc tố Melanin
Rối loạn sắc tố Melanin hay còn có tên gọi khác là chứng rối loạn sắc tố da. Một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết tình trạng rối loạn sắc tố Melanin đó là:
- Trên cơ thể xuất hiện những đốm đồi mồi màu nâu, điển hình là vùng da mặt, da cổ, da tay và da chân.
- Trên da xuất hiện các vết nám, tàn nhang. Tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh em bé.
- Làn da không đều màu, thường xuất hiện tình trạng vùng da sậm màu hơn những vùng da khác.
Rối loạn sắc tố Melanin nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến sắc tố Melanin bị rối loạn, điển hình là những nguyên nhân sau đây:
1. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng chứa rất nhiều tia UV có hại và là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng rối loạn sắc tố Melanin.
Khi làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản sinh ra sắc tố Melanin để bảo vệ làn da trước những tác động của ánh nắng mặt trời.
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc quá lâu sẽ khiến sắc tố Melanin bị rối loạn và gây hình thành các vùng da sẫm màu hoặc xuất hiện các đốm nâu như nám, tàn nhang, đồi mồi.
Những người thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn sắc tố Melanin hơn người bình thường.
2. Thay đổi nội tiết tố đột ngột
Nội tiết tố thay đổi đột ngột thường gặp ở phụ nữ tuổi ngoài 30. Vì khi bước qua độ tuổi này, cơ thể và làn da sẽ bước vào quá trình lão hóa, kéo theo đó là sự suy giảm estrogen. Điều này khiến cơ thể kích thích quá trình sản sinh sắc tố Melanin và gây ra các đốm có màu nâu.
Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố đột ngột còn hay gặp ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Chúng gây ra các hiện tượng rối loạn sắc tố và làm xuất hiện các vết nám, tàn nhang.
3. Da bị tổn thương
Sau thời gian làn da bị tổn thương, cơ thể sẽ sản sinh ra các tế bào biểu bì để lấp đầy các vùng da bị mất do tổn thương.
Lúc này, lượng Melanin sẽ sản sinh ra nhiều hơn và gây ra hiện tượng da bị sậm màu tại vùng da bị tổn thương. Ngay cả khi các vết thương đã lành lặn, bình phục thì vùng da này vẫn bị tối màu hơn các khu vực da khác.
4. Do bệnh lý
Bên cạnh đó, rối loạn sắc tố Melanin còn do một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa hoặc do thiếu hụt các vitamin quan trọng.
Rối loạn sắc tố Melanin cũng có thể xảy ra do điều trị nội tiết tố, sử dụng hóa trị, thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
Cách khắc phục rối loạn sắc tố melanin
Để khắc tình trạng rối loạn hắc sắc tố melanin, bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách dưới đây:
1. Hạn chế tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời
Việc hạn chế tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho quá trình sản sinh Melanin không bị rối loạn.
Vì vậy hãy hạn chế để làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng những cách sau:
- Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 phút và chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
- Sử dụng các dụng cụ che chắn như: mũ rộng vành, khẩu trang, kính râm, ô…để hạn chế được các tác của ánh nắng mặt trời tiếp xúc với da.
- Không nên ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều. Bởi đây là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh mẽ , chúng có thể gây ra bệnh ung thư da.
Quan tâm: Da mụn có nên dùng kem chống nắng? Tác dụng của kem chống nắng
2. Sử dụng sản phẩm chống lại sắc tố Melanin
Sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm để chống lại các sắc tố Melanin chính là giải pháp khá phổ biến mà được rất nhiều chị em áp dụng.
Khi sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm này chỉ cần lưu ý chọn các sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh sắc tố Melanin bị rối loạn nghiêm trọng hơn.
Một số thành phần nên có trong sản phẩm chống sắc tố Melanin như: Vitamin C, Niacinamide, pirobenzen…
3. Cân bằng nội tiết tố
Lượng estrogen có trong nội tiết tố nữ để giúp kiểm soát quá trình sản sinh sắc tố Melanin dưới da và ngăn ngừa sự xuất hiện của nám và tàn nhang.
Vì vậy, cân bằng nội tiết tố nữ chính là một trong những giải pháp ưu việt để khắc phục chứng rối loạn sắc tố Melanin và giúp cải thiện màu da.
Một số sản phẩm giúp cân bằng nội tiết tố cho cơ thể như: Đậu nành, tỏi, trái cây nhiều vitamin C, khoai lang, súp lơ, cải chíp, hạt ngũ cốc…
Những loại thực phẩm này không chỉ giúp cân bằng nội tiết tố mà còn giúp sở hữu làn da căng bóng, mịn màng, tươi trẻ và trắng sáng.
4. Ăn những thực phẩm ngăn ngừa sắc tố Melanin sản sinh
Bên cạnh những giải pháp phía trên thì bạn có thể ăn những thực phẩm giúp ngăn ngừa sắc tố Melanin sản sinh mạnh.
Đây vừa là giải pháp khắc phục chứng rối loạn sắc tố Melanin vừa giúp cải thiện sắc tố da, dưỡng da lại vừa giúp cải thiện sức khỏe.
Nên bổ sung các thực phẩm thuộc nhóm sau:
- Vitamin C: Đây được coi là một thành phần giúp chống lão hóa da, ngăn ngừa ung thư và làm đẹp da. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: cam, quýt, ổi, bưởi, xoài, dâu tây, kiwi…
- Vitamin E: Loại vitamin này có thể ức chế quá trình sản xuất sắc tố Melanin và giúp phá hủy các gốc tự do để giúp các tế bào khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm chứa nhiều Vitamin E như: ngô, trứng, đậu nành, khoai lang…
- Vitamin A: Chúng giúp ngăn chặn quá trình sản xuất Melanin và giúp tái tạo các tế bào da mới. Thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như: Đu đủ, cà rốt, bí đỏ…
- Vitamin nhóm B12: có vai trò quan trọng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thực phẩm chứa nhiều nhóm vitamin này đó là: thịt bò, thịt gà, sữa và các loại hạt ngũ cốc.
Trên đây là những thông tin về rối loạn sắc tố da mà bạn cần phải nắm rõ để biết cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục chứng rối loạn sắc tố Melanin.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.