6 Bước chăm sóc da mặt mỏng nhạy cảm chuẩn Spa

Thời gian đọc: 67 Giây
Reading Time: 67 giây
Hiện nay, tỉ lệ người có làn da nhạy cảm ngày càng nhiều và đây là loại da khiến bạn gặp khá nhiều khó khăn trong việc chăm sóc nếu chưa thực sự hiểu kĩ về nó. Những người có da mặt nhạy cảm sẽ thường gặp phải các tình trạng kích ứng nhiều hơn so với người bình thường. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc da mặt mỏng nhạy cảm chuẩn như ở spa và chỉ ra những thành phần dễ gây dị ứng cho làn da.

Thế nào là da mặt nhạy cảm?

Trên thực tế, có nhiều người vẫn chưa biết cách phân biệt xem mình thuộc loại da nào để có cách chăm sóc phù hợp. Theo các chuyên gia. da nhạy cảm sẽ có những biểu hiện không rõ ràng và có sự khác biệt giữa các thời điểm. Bên cạnh đó, chúng thường bao gồm cả các vấn đề của da dầu, da khô hoặc da hỗn hợp và sẽ dễ mẫn cảm hơn nhiều. Bạn có thể dựa vào một vài đặc điểm sau đây để nhận biết da nhạy cảm:

Dễ kích ứng với mỹ phẩm: Đây là cách đơn giản nhất để bạn đánh giá xem đó có phải là da nhạy cảm hay không. Bởi lẽ, da nhạy cảm sẽ mỏng và yếu hơn các loại da khác nên khi sử dụng mỹ phẩm rất dễ bị mẩn ngứa, nổi mụn hoặc phát ban… do không hợp với một vài thành phần của sản phẩm.

Thế nào là da mặt nhạy cảm
Da mặt nhạy cảm dễ gặp kích ứng hơn các loại da khác

Quan tâm: 10 Cách giảm kích ứng da mặt từ nguyên liệu thiên nhiên

Dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài: Khi thời tiết đột ngột thay đổi sẽ khiến cho những người có làn da nhạy cảm thấy khó chịu bởi những cơn ngứa rát hoặc đỏ trên từng vùng da. Không chỉ vậy, các loại bụi bẩn, khói bụi từ môi trường cũng tác động đến bề mặt da một cách mạnh mẽ do lớp màng bảo vệ da mỏng.

Mang đặc điểm của cả da khô và da dầu: Đây là lý do vì sao mà da nhạy cảm thường bị nhầm lẫn với hai loại da này. Vào mùa hè khi thời tiết nóng bức thì da nhạy cảm sẽ có xu hướng đổ dầu nhiều và ngược lại vào mùa đông thì lại cực kỳ khô ráp, thậm chí là bong tróc.

Dễ bị cháy nắng: Do có bề mặt da mỏng nên nếu tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời thì người có da nhạy cảm sẽ thấy bỏng rát, da nhanh chóng đỏ lên và có thể nổi mụn nước li ti.

Cách chăm sóc da mặt mỏng nhạy cảm

Về cơ bản, quy trình để chăm sóc da mặt nhạy cảm không có quá nhiều khác biệt với các loại da khác. Bạn cần tập trung vào vấn đề làm sạch và lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ phù hợp để hạn chế việc dị ứng cho da. Một quy trình chăm sóc cho da mỏng nhạy cảm bao gồm 6 bước quen thuộc như sau:

Bước 1: Tẩy trang

Không riêng gì da nhạy cảm mà mọi loại da nếu muốn khỏe đẹp thì đều cần tẩy trang mỗi ngày, ngay cả khi bạn không trang điểm. Chỉ dùng sữa rửa mặt là không đủ để bạn làm sạch sâu, điều này càng khiến cho da dễ nổi mụn hơn do lỗ chân lông bị bít tắc bởi các bụi bẩn hoặc cặn mỹ phẩm.

Đối với da nhạy cảm, nên ưu tiên các sản phẩm dành riêng cho loại da này với các thành phần dịu nhẹ, không chứa hương liệu, cồn xấu hoặc chất tẩy rửa ở mức độ mạnh vì chúng sẽ gây bào mòn, làm da mỏng hơn và làm da mất độ cân bằng cân thiết. Chúng ta thường thấy tẩy trang ở các dạng nước, dạng dầu, dạng gel, sữa hoặc dạng hỗn hợp. Trong số đó, người có da nhạy cảm nên sử dụng nước tẩy trang là an toàn nhất. Bên cạnh đó, bạn nên dùng bông tẩy trang massage nhẹ nhàng, tránh dùng tay chà xát mạnh lên da.

Tẩy trang cho da mặt mỏng nhạy cảm
Da mỏng nhạy cảm nên dùng tẩy trang dạng nước

Bước 2: Sữa rửa mặt

Lời khuyên của các chuyên gia da liễu là nên rửa mặt tối đa 2 lần/ ngày, đặc biệt nếu da mặt nhạy cảm và mỏng yếu thì không nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong ngày vì sẽ khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, một số sữa rửa mặt với độ pH quá cao hoặc chứa các chất hoạt động bề mặt mạnh nếu dùng liên tục sẽ làm da ngày càng mỏng theo thời gian.

Hiệu quả làm sạch da sẽ được nâng cao khi bạn lựa chọn được loại sữa rửa mặt phù hợp với tình trạng da của mình. Với da mặt mỏng, hãy sử dụng hai sản phẩm sữa rửa mặt khác nhau cho buổi sáng và tối. Thông thường, vào buổi sáng trên mặt chúng ta không có quá nhiều cặn bẩn, vì thế chỉ cần dùng các loại dịu nhẹ và lành tính. Mặt khác, vào buổi tối thì cần dùng loại có khả năng làm sạch sâu hơn để loại bỏ hết bụi bẩn tích tụ cả ngày dài. Thêm vào đó, khi chọn sữa rửa mặt cần lưu ý rằng độ pH lý tưởng cho các sản phẩm này là từ 5 – 5.5. Độ pH quá cao sẽ gây khô rít cho da sau khi rửa.

Quan tâm: Riêng tư: Bật mí quy trình rửa mặt giúp da chống chảy xệ

Bước 3: Toner cân bằng da

Các loại toner hay còn gọi là nước cân bằng da sẽ giúp da lấy lại độ ổn định cho da sau khi rửa mặt. Làn da nhạy cảm sẽ nhanh chóng được làm dịu và hạn chế các dấu hiệu bất thường của da sau bước làm sạch.

Những sản phẩm toner có chiết xuất từ trà xanh, hoa cúc, các loại thảo mộc sẽ phù hợp cho da mỏng nhạy cảm.

Bạn đã biết cách kích thích tăng sinh collagen tự nhiên trong cơ thể để làn da căng bóng và đẩy lùi lão hóa chưa? Nhấn “ĐĂNG KÝ NGAY” để được chuyên gia tư vấn bí quyết lưu giữ “làn da không tuổi” và nhận thêm nhiều ƯU ĐÃI hấp dẫn.

Quan tâm: LÃO HÓA NGƯỢC LÀ CÓ THẬT KHI BẠN BIẾT TỚI TRẺ HÓA ĐỈNH CAO TỪ HÀN QUỐC

Bước 4: Serum dưỡng da chuyên sâu

Serum là các loại tinh chất giúp chăm sóc da từ sâu bên trong với chiết xuất cô đặc từ các thành phần có lợi cho da. Kết cấu của các loại serum thường ở dạng lỏng nên dễ thẩm thấu và phát huy công dụng tối đa trên da.

Da mặt mỏng và nhạy cảm sẽ phù hợp với các loại serum chứa thành phần từ thiên nhiên như lô hội (nha đam), tảo biển hoặc chứa niacinamide, ceramide… Bên cạnh đó, chắc hẳn chúng ta thường hay được nghe về serum vitamin C với những tác dụng chống lão hóa và làm sáng da hiệu quả. Tuy nhiên, với người có da mặt nhạy cảm thì cần cân nhắc trước khi dùng serum vitamin C bởi chúng có thể gây châm chích do chứa citric acid.

Serum giúp da khỏe từ bên trong
Dùng serum giúp nuôi dưỡng da khỏe từ sâu bên trong

Bước 5: Kem dưỡng da

Kem dưỡng da với khả năng tăng cường độ ẩm và bổ sung thêm các dưỡng chất cho da nhanh tái tạo. Không chỉ vậy, lớp kem này còn đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ da khỏi các tác động từ bên ngoài cũng như giúp khóa ẩm để các dưỡng chất từ toner và serum trước đó không bị bay hơi.

Để lựa chọn kem dưỡng phù hợp cho da mặt nhạy cảm, bạn nên chọn dạng kem có kết cấu mỏng nhẹ như dạng kem, gel hoặc lotion và hạn chế các sản phẩm có kết cấu quá đặc vì chúng làm cho lỗ chân lông không được thông thoáng, dễ hình thành mụn ẩn dưới da. Về thành phần, da nhạy cảm nên chọn kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ lô hội, dầu ô liu, dầu jojoba, hoa cúc hay chứa ceramide để đảm bảo độ lành tính.

Bước 6: Kem chống nắng (ban ngày)

Khác với quy trình chăm sóc da ban đêm, thì vào ban ngày bạn cần thêm một bước vô cùng quan trọng nữa đó là sử dụng kem chống nắng. Muốn da nhạy cảm được bảo vệ tối đa để khỏe hơn mỗi ngày thì không thể bỏ qua kem chống nắng trước khi ra ngoài. Thậm chí, với những làn da nhạy cảm còn cần dùng kem chống nắng ngay cả khi bạn không phải ra đường bởi tia UV được chứng minh là có thể xuyên qua cửa kính và gây hại cho làn da của bạn.

Có vô số các loại kem chống nắng trên thị trường với những màng lọc và chỉ số chống nắng khác nhau. Đối với da mặt mỏng yếu thì nên chọn sản phẩm chứa kẽm oxit hay titamium dioxit, đây đều là các thành phần an toàn cho da nhạy cảm. Thêm vào đó, nên ưu tiên chọn các loại kem có chỉ số SPF từ 30 trở lên để tăng khả năng bảo vệ da.

Bôi kem chống nắng cho da nhạy cảm
Kem chống nắng giúp bảo vệ da dưới tác hại từ tia UV

Những thành phần trong mỹ phẩm mà da nhạy cảm cần tránh

1. Hương liệu

Hương liệu là chất nhân tạo để tạo mùi thơm cho sản phẩm. Đây là thành phần sẽ xuất hiện chủ yếu ở các loại kem dưỡng da hoặc nước hoa và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở da nhạy cảm. Do vậy, nếu có làn da mẫn cảm thì lời khuyên cho bạn là nên dùng những sản phẩm không mùi hoặc có mùi hương nhẹ nhàng chiết xuất từ tự nhiên như hoa hồng, trà xanh.

Hương liệu tổng hợp trong mỹ phẩm
Da nhạy cảm nên tránh mỹ phẩm chứa hương liệu tổng hợp

2. Chất bảo quản

Hầu hết trong mọi sản phẩm chăm sóc da đều có chứa chất bảo quản với tỉ lệ khác nhau nhằm giữ cho chúng không bị oxy hóa khi tiếp xúc mới không khí bên ngoài khi mở nắp. Tuy nhiên đôi khi thành phần mỹ phẩm này lại khiến nhiều người bị kích ứng. Đặc biệt, da nhạy cảm cần lưu ý những loại hóa chất được dùng làm chất bảo quản dễ gây ra phản ứng mạnh trên làn da mỏng yếu như sau:

Methylisothiazolinone: đã từng được dùng làm chất bảo quản trong một số loại dược phẩm, mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn nhưng lại có tỉ lệ làm kích ứng da lên tới 10%.

Paraben: thành phần được bắt gặp nhiều trong các loại sữa rửa mặt, nước tẩy trang,… Thực tế ghi nhận đã có nhiều trường hợp làn da bị kích ứng mạnh sau khi dùng sản phẩm chứa hoạt chất này. Không chỉ vậy, chúng còn làm tăng nguy cơ gây ung thư da, giảm sức đề kháng của da nên dễ bị tổn thương hơn.

Các chất bảo quản trong mỹ phẩm
Các chất bảo quản trong mỹ phẩm dễ gây kích ứng, tổn thương da nhạy cảm

3. Phthalates 

Đây là một chất hóa học thường dùng trong các sản phẩm quen thuộc như: son môi, keo xịt tóc, sơn móng tay, trong một số loại xà phòng. Công dụng của chúng đối với mỹ phẩm là giúp kéo dài thời gian lưu hương của sản phẩm, do đó chúng là thành phần quan trọng trong hương liệu tổng hợp.

Một vài phthalates phổ biến trong mỹ phẩm được kể đến là Dimethyl Phthalate (DMP), Dibutyl Phthalate (DBP), Diethyl Phthalate (DEP). Trong đó, DBP có thể gây ảnh hưởng đến trực tiếp đến hệ sinh dục, tuyến giáp và thai nhi.

Phthalate trong mỹ phẩm
Phthalate có thể làm thay đổi tính chất của sản phẩm

4. Các chất hoạt động bề mặt

Đây là tên gọi chung cho nhóm chất hoạt động trên bề mặt da với tác dụng làm sạch, tạo bọt cho sản phẩm. Chúng có nhiều trong sữa rửa mặt hay dầu gội đầu và chúng cũng gây ra một số tác hại cho da nhạy cảm. Trong số đó, có hai chất phổ biến đó là:

Sodium lauryl sulfate (SLS): Theo các chuyên gia, SLS có thể làm da kích ứng mạnh, viêm da nếu tiếp xúc với tần suất nhiều trong thời gian dài, thậm chí nếu để chúng dính vào mắt thì có thể làm tổn thương đến thủy tinh thể. Không chỉ vậy, chúng có khả năng xâm nhập vào máu thông qua lớp da và gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Hiện nay, một số hãng mỹ phẩm lớn đã cấm sử dụng loại hóa chất này trong sản phẩm của mình.

Cocamidopropyl Betaine: Đây là chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dầu dừa và thường có trong sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt để tạo bọt khi sử dụng. Ngoài ra, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ đã từng bầu chọn hợp chất này là chất gây dị ứng cho da.

Chất hoạt động bề mặt trong mỹ phẩm
Chất hoạt động bề mặt thường có trong các sản phẩm làm sạch với tác dụng ổn định độ bọt

5. Thuốc nhuộm, chất tạo màu

Đây là yếu tố tiềm ẩn gây kích ứng da, nhất là với những người có làn da mỏng manh, nhạy cảm thì càng cần tránh. Bạn nên ưu tiên các sản phẩm không màu hoặc màu sắc tự nhiên nhẹ nhàng thay vì các loại sản phẩm có màu quá đậm. Theo đó, những loại gel hay tinh chất có màu trắng trong, vàng trong hay lục nhạt… sẽ tương đối an toàn cho da nhạy cảm.

Phẩm màu trong mỹ phẩm
Da nhạy cảm không nên chọn mỹ phẩm chứa phẩm màu hóa học

6. Một số thành phần gây mụn

Những chất dễ làm da nổi mụn khi sử dụng có thể kể đến như: Acetylated Lanolin Alcohol, Ethylhexyl Palmitate, Sodium Laureth Sulfate, and Potassium Chloride, Tocopherol,… Khi lựa chọn sản phẩm như kem chống nắng hay kem dưỡng da thì hãy lưu ý đến các thành phần này để tránh bị nổi mụn vì chúng thường khiến lỗ chân lông bị bít tắc.

Các thành phần đặc trưng gây mụn
Các thành phần đặc trưng gây mụn thường có trong kem chống nắng

Để có một vẻ ngoài luôn rạng rỡ, bạn cần dành thời gian để hiểu về làn da của mình và có quy trình dưỡng da phù hợp. Với những thông tin hữu ích ở trên, Viện thẩm mỹ KangJin hi vọng đã giúp bạn nắm được cách chăm sóc da mặt mỏng nhạy cảm để da thêm khỏe hơn mỗi ngày, cho bạn sự tự tin với gương mặt tươi trẻ, căng bóng.

Lấy lại 5 – 10 năm thanh xuân với gương mặt trẻ trung, rạng rỡ bằng cách nhấn nút “Đăng ký ngay” bên dưới để đặt lịch hẹn tư vấn với các chuyên gia của Viện thẩm mỹ KangJin.
895lượt xem
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký tư vấn

Dịch vụ nổi bật

Video

Video

Hình ảnh

Hình ảnh
Messenger