Nội dung chính
Chăm sóc da ban đêm mang tới lợi ích gì?
1. Giúp kích thích sản sinh tế bào mới và phục hồi các tế bào cũ
Đầu tiên đó là việc chăm sóc da ban đêm giúp kích thích sản sinh các tế bào mới và giúp phục hồi các tế bào cũ.
Bởi vì sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi, cơ thể và các tế bào da cần phải được nghỉ ngơi. Vì vậy, lúc này chăm sóc da sẽ giúp các dưỡng chất dễ dàng hấp thụ vào da, kích thích Collagen sản sinh.
Do đó sẽ khiếm cho da được nuôi dưỡng, củng cố hàng rào bảo vệ da và tiêu diệt các tế bào có hại cho làn da.
Thực hiện các chăm sóc da ban đêm theo đúng quy trình sẽ giúp làn da nhanh chóng hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Đồng thời phát huy được tác dụng của các sản phẩm chăm sóc da.
2. Giúp da dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất
Ban đêm chính là khoảng thời gian lý tưởng để chăm sóc da. Lúc này làn da dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất từ sản phẩm dưỡng da.
Bởi ban đêm làn da không phải chống chọi với các tác nhân xấu ngoài môi trường như khói bụi, ô nhiễm, bụi bẩn và ánh nắng. Nên chúng dễ dàng hấp thụ được các dưỡng chất từ sản phẩm chăm sóc da.
Ngoài ra, khi thực hiện chăm sóc da ban đêm cũng sẽ hạn chế được việc làn da bị kích ứng, dị ứng trong quá trình chăm sóc da.
3. Kích thích máu lưu thông dễ dàng hơn
Vào ban đêm cơ thể và làn da được nghỉ ngơi nên máu cũng lưu thông dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp làn da hấp thụ được các dưỡng chất ở trong sản phẩm chăm sóc da.
Vì vậy, thời gian ban đêm chính là khoảng thời gian vàng và là công việc hết sức cần thiết để giúp làn da được cải thiện
4. Đẩy lùi quá trình lão hóa da
Hiện nay, do áp lực công việc, cuộc sống tấp nập nên đã có rất nhiều người gặp tình trạng làn da bị lão hóa sớm.
Vậy nên việc chăm sóc da ban đêm không những giúp làn da được cải thiện mà còn giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da diễn ra sớm.
5. Làm sáng màu da
Lợi ích cuối cùng của việc chăm sóc da ban đêm đó chinh là làm đều màu da, giúp da trắng sáng.
Bạn chỉ cần thực hiện các bước chăm sóc da ban đêm đều đặn mỗi ngày sẽ thấy có sự thay đổi rõ rệt sau một tháng.
Quy trình các bước chăm sóc da ban đêm
Hãy lưu lại và áp dụng ngay các bước dưỡng da ban đêm ở phía dưới để giúp làn da duy trì và cải thiện vẻ đẹp.
Bước 1. Tẩy trang
Tẩy trang là bước cực kỳ quan trọng mà không thể bỏ qua trong chu trình chăm sóc da ban đêm.
Nhiều người vẫn đang giữ suy nghĩ rằng không trang điểm thì không cần thiết phải tẩy trang. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm, bạn cần phải thực hiện tẩy trang ngay cả khi bạn không trang điểm hoặc chỉ sử dụng kem chống nắng.
Bởi tẩy trang không chỉ giúp loại bỏ đi lớp trang điểm mà chúng còn giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa, bã nhờn tiết ra, cùng các tế bào chết bám ở trên bề mặt da.
Việc bỏ qua bước tẩy trang sẽ khiến cho làn da không được làm sạch triệt để gây ra tình trạng làn da không thụ được các dưỡng chất mới. Đồng thời khiến da không những không đẹp lên mà còn khiến xấu đi, lão hóa nhanh hơn.
Vậy nên hãy thực hiện tẩy trang thật nhẹ nhàng và thật sạch để giúp da hấp thụ được các dưỡng chất tốt .
Bước 2. Rửa mặt
Tẩy trang thôi vẫn chưa đủ để làm sạch bề mặt da mà bạn cần phải thực hiện bước làm sạch da tiếp theo đó là rửa mặt.
Rửa mặt chính là bước làm sạch da mặt chuyên sâu để giúp loại bỏ các cặn tẩy trạng, bụi bẩn, dầu nhờn và cặn trang điểm.
Quan tâm: 8 bước rửa mặt đúng cách cho da sạch bụi bẩn
Bước 3. Tẩy tế bào chết
Tẩy tế bào chết cho da là bước quan trọng không kém bước tẩy trang, chúng giúp cho làn da sản sinh các tế bào da mới và loại bỏ các tế bào da cũ.
Ngoài ra, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp làm sạch sâu, loại bỏ các bụi bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp lỗ chân lông được thông thoáng và làn da hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn. Do đó làn da sẽ tươi tắn, sáng khỏe, mịn màng.
Mặc dù mang lại rất nhiều tác dụng nhưng chỉ nên thực hiện tẩy tế bào chết 2 lần một tuần để giúp làm sạch da chuyên sâu.
Quan tâm: Tẩy da chết như thế nào cho đúng? Những sai lầm thường gặp
Bước 4. Xông hơi
Xông hơi da mặt chính là bước đơn giản, hiệu quả giúp cho làn da được thanh lọc, máu lưu thông dễ hơn và giúp cho làn da được khỏe mạnh hơn.
Xông hơi da mặt đem lại rất nhiều tác dụng vượt trội như: điều trị mụn cám, mụn ẩn, tăng cường độ đàn hồi cho da, thư giãn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
Vì vậy hãy thực hiện xông hơi da mặt 2 lần một tuần để giúp các lỗ chân lông được làm sạch triệt để.
Bước 5. Toner
Sau các bước làm sạch da, bạn không thể bỏ qua bước sử dụng toner. chúng có tác dụng cân bằng độ pH cho da và giúp làn da duy trì độ mịn màng và săn chắc.
Bởi sau khi làm sạch da mặt làn da sẽ hơi khô và bị căng vì vậy, bước sử dụng toner sẽ giúp cho làn da duy trì được độ ẩm.
Bước 6. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ là bước giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho làn da. Đây cũng là bước mà đa số chị em phụ nữ đều thích bởi chúng giúp thư giãn sau ngày dài mệt mỏi.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại mặt nạ dưỡng da mà bạn chỉ cần lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da.
Bên cạnh đó, có thể đắp mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên vừa giúp cấp ẩm, dưỡng da vừa an toàn với da vừa tiết kiệm chi phí.
Bước 7. Serum
Serum hay còn được mọi người biết đến là tinh chất. Đây là một loại sản phẩm chứa rất nhiều các dưỡng chất.
Serum cũng là sản phẩm ở dạng dễ hấp thụ tạo cảm giác mềm mại cho làn da, không gây nhờn dính hay khó chịu trên bề mặt da.
Đồng thời, mỗi sản phẩm serum chứa những tác dụng khác nhau như: tái tạo da, tăng khả năng đàn hồi cho da, dưỡng trắng, cấp ẩm, điều trị mụn và làm chậm quá trình lão hóa.
Quan tâm: Thực hiện tái tạo da nhiều lần có sao không?
Bước 8. Dưỡng ẩm
Dưỡng ẩm chính là bước cực kỳ quan trọng với làn da. chúng giúp cung cấp độ ẩm giúp làn da dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất.
Nó cũng đóng vai trò tạo ra lớp màng bảo vệ giúp khóa chặt các lớp dưỡng chất ở những bước trước đó.
Bởi nếu không được khóa ẩm, các dưỡng chất có khả năng sẽ bị bay hơi mà không hề thẩm thấu vào làn da.
Lưu ý khi thực hiện các bước chăm sóc da vào ban đêm
Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện các bước chăm sóc da để mang lại hiệu quả cao :
1. Đi ngủ sớm
Cho dù bạn có thực hiện đúng các bước chăm sóc da phía trên nhưng bạn lại thức khuya. Điều này sẽ khiến cho làn da không những không thể hấp thụ được các dưỡng chất mà còn khiến da nhanh lão hóa.
Bởi giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe của làn da, vì vậy sau khi thực hiện các bước skincare ban đêm bạn cần phải đi ngủ trước 23 giờ và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
Đồng thời phải luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để giúp chất lượng giấc ngủ được đảm bảo, tránh xuất hiện tình trạng da bị chảy xệ, mệt mỏi, mắt thâm quầng.
2. Thực hiện chăm sóc da đều đặn mỗi ngày
Chăm sóc da cũng như việc ăn cơm hàng ngày vậy, cần phải thực hiện đúng đủ và đều đặn mỗi ngày.
Trên thực tế có rất nhiều người quá mệt mỏi sẽ thường đi ngủ ngay mà không thực hiện các bước chăm sóc da ban đêm.
Điều này rất không tốt cho da, dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành mụn và khiến da nhanh bị lão hóa.
Vì vậy, dù có mệt mỏi hay quá bận rộn thì cũng hãy cố gắng thực hiện chăm sóc da trước khi đi ngủ nhé.
Bởi chúng không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại giúp làn da của bạn trở nên đẹp hơn đấy.
3. Không cấp ẩm tốt cho da
Với những bạn sở hữu làn da dầu nhờn thường lo sợ mùa hè cấp ẩm sẽ khiến cho làn da đổ nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
Điều này là hoàn toàn sai, bởi khi da không được cấp ẩm đầy đủ sẽ khiến cho da bị khô và khiến bã nhờn hoạt động mạnh tiết nhiều dầu hơn.
Do đó, bạn không được quên bước cấp ẩm cho da vào ban đêm, có thể lựa chọn những sản phẩm cấp ẩm mỏng nhẹ, kiềm dầu để giúp lỗ chân lông thông thoáng và tránh bí bách.
4. Vệ sinh sạch các vật dụng cá nhân
Khi ngủ, da mặt bạn sẽ tiếp xúc rất nhiều với vỏ ga, gối, đệm và chăn màn. Vi khuẩn, bụi bẩn ở trong những vật dụng này có thể xâm nhập tấn công làn da của bạn khiến chúng trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, ngoài chú ý chăm sóc da thì bạn nên vệ sinh các vật dụng cá nhân thật sạch sẽ để đảm bảo làn da luôn khỏe mạnh.
Trên đây, viện thẩm mỹ KangJin đã hướng dẫn bạn các bước chăm sóc da ban đêm từ A – Z mà bạn có thể áp dụng ngay nhằm sở hữu làn da khỏe mạnh, tươi trẻ.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.