Nội dung chính
Da bị cháy nắng có phục hồi được không?
Đây được xem là một trong những tổn thương trên bề mặt da gây ra bởi tác hại từ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Da bị cháy nắng có phục hồi được không? Câu trả lời là CÓ. Nếu bạn biết cách chăm sóc da phù hợp khi gặp phải hiện tượng cháy nắng thì làn da sẽ có thể hồi phục và trở về trạng thái ban đầu. Thời gian để phục hồi da sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ và các phương pháp mà bạn áp dụng. Về cơ bản, hãy lưu ý đến việc làm dịu da và nuôi dưỡng để kích thích quá trình sản sinh của các tế bào mới thì bạn sẽ lại có vẻ ngoài mịn màng và rạng rỡ như trước.
Với những trường hợp cháy nắng ở mức độ nhẹ và trung bình thì các chị em có thể tự phục hồi da tại nhà với các cách thức đơn giản. Mặt khác, với những người bị cháy nắng ở mức độ nặng thì nên tìm đến các bác sĩ để có lộ trình điều trị tốt cho làn da, tránh những tổn thương lâu dài cho da cũng như đảm bảo hiệu quả hồi phục da tốt và nhanh hơn.
Quan tâm: Da bị cháy nắng có trắng lại được không? 6 Cách phục hồi cấp tốc
Thời gian để phục hồi da cháy nắng
Cháy nắng được chia ra làm từng mức độ khác nhau với những biểu hiện và độ tổn thương cho da khác nhau. Do đó, thời gian cần để phục hồi da khi cháy nắng cũng sẽ phụ thuộc vào các mức độ này.
1. Với da bị đỏ khi cháy nắng
Đây được xem là mức độ cháy nắng nhẹ và cơ thể có thể tự phục hồi mà không cần bạn phải can thiệp bằng quá nhiều biện pháp. Thông thường, sau khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt từ 2 – 6 tiếng thì các vùng da sẽ bắt đầu đỏ lên. Đặc biệt, các vùng da bị đỏ này sẽ càng lộ rõ và gây khó chịu hơn vào khoảng 24 giờ sau khi phơi nắng. Tuy nhiên, chúng sẽ giảm dần và trở về trạng thái da ban đầu trong 1 – 2 ngày tiếp theo. Đó là những vết đỏ bình thường còn nếu bạn bị đỏ rát nặng hơn thì thời gian phục hồi có thể sẽ kéo dài hơn.
2. Với da đang bị đau rát và sưng
Khi cháy nắng mức độ trung bình, các chị em sẽ thấy khó chịu với cảm giác đau rát và châm chích ở da. Hiện tượng này còn được gọi là bỏng nắng và chúng thường xuất hiện sau khoảng 6 giờ bạn tiếp xúc ngoài nắng và sẽ cho cảm giác rõ rệt sau 24 giờ. Sau đó, tình trạng đau rát này sẽ bắt đầu giảm dần sau 48 giờ. Trong khi đó, bạn cũng có thể giảm đau nhờ các loại thuốc không kê đơn như aspirin (Bufferin) hoặc ibuprofen (Motrin, Aleve). Đồng thời, hãy áp dụng phương pháp chườm mát lên da và tắm bằng nước mát để thấy dễ chịu và giúp làm dịu các vết bỏng rát này nhanh hơn.
Quan tâm: Top 2 Mỹ nữ – U30 khôi phục nhan sắc chỉ sau 1 liệu trình trẻ hóa
3. Với da bị phồng rộp do cháy nắng
Nếu thấy làn da xuất hiện các vết phồng rộp, mụn nước sau khi tiếp xúc với ánh nắng thì chứng tỏ bạn đang có mức độ cháy nắng tương đối nghiêm trọng. Lúc này, làn da đang bị tổn thương khá nặng nề nên các vết này có thể cần đến 1 tuần để hồi phục.
Bên cạnh đó, có một lưu ý hết sức quan trọng là bạn cần giữ gìn các vết rộp này, không để chúng bị vỡ ra. Bởi lẽ, các vệp rộp trên da đang làm nhiệm vụ bảo vệ lớp da non đang được tái tạo, nếu bị vỡ sẽ làm cho quá trình chữa lành chậm lại cũng như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da vì vết thương không còn lớp màng bảo vệ nữa. Ngoài ra, với trường hợp mụn nước tự vỡ thì hãy giữ vệ sinh cho vùng da này tối đa, làm sạch chúng bằng nước mát và nếu cần thiết thì nên dùng băng gạc để che chúng lại, tránh vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
4. Với da bị bong tróc
Đây là cơ chế thường thấy của làn da khi bị cháy nắng ở mức độ trung bình và nặng, chúng sẽ tự động loại bỏ lớp da cháy nắng đã không còn tác dụng để thay thế bằng lớp da mới khỏe mạnh hơn. Quá trình tái tạo da tự nhiên này có thể sẽ mất đến vài ngày tùy vào cơ thể mỗi người. Khi đó, việc da hết bong tróc sẽ dựa vào tốc độ chữa lành của da. Điều bạn nên làm là uống đủ nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn, giúp da luôn đủ độ ẩm cần thiết. Thêm vào đó, hãy ghi nhớ rằng không nên bóc hay kéo lớp da đang bong mà hãy để chúng bong hoàn toàn ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên .
5. Với da bị phát ban khi cháy nắng
Tình trạng da phát ban được xem như là một trong những dấu hiệu của việc nhiễm độc từ ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng đi kèm với phát ban thường thấy là buồn nôn, sốt, mạch đập nhanh. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn. Ở mức độ này, làn da của bạn cần ít là 10 ngày và lâu hơn là vài tuần mới có thể phục hồi nếu được chăm sóc đúng cách.
Điều cần làm khi da bị cháy nắng
Một vài người cho rằng cháy nắng chỉ là vấn đề thời. Thế nhưng, thực tế cho thấy nó có thể gây ra những hậu quả vô cùng lớn tới làn da như hình thành nếp nhăn, da yếu đi và trở nên nhạy cảm hơn. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng cháy nắng có thể sẽ tác động cả vào DNA của da khiến tăng nguy cơ mắc ung thư da. Do đó, khi thấy làn da có dấu hiệu của cháy nắng, hãy làm những điều dưới đây ngay lập tức để bảo vệ da cũng như ngăn ngừa việc cháy nắng trở nên trầm trọng hơn.
Nhanh chóng tìm kiếm bóng râm: Tưởng chừng đây là việc đơn giản nhưng nó sẽ là bước đầu để làn da của bạn phục hồi nhanh. Việc tránh xa ánh nắng mặt trời khi thấy da bắt đầu đỏ hoặc rát là điều cần làm để da không bị tác động thêm cũng như làm dịu da.
Quan tâm: 7 cách làm trắng da mặt cháy nắng nắng tại nhà chỉ sau 1 tuần
Tắm bằng nước mát: Hành động này sẽ giúp bạn thấy dễ chịu ngay lập tức. Hãy lưu ý rằng không nên xả trực tiếp vùng da đang bị cháy nắng vào vòi sen bởi chúng có thể làm bạn rát hơn. Thay vào đó, hãy ngâm mình trong bồn nước hoặc dội nước nhẹ nhàng lên da. Đặc biệt, không nên tắm bằng xà phòng khi đang cháy nắng vì xà phòng sẽ làm da bạn bị khô, tăng khả năng bong tróc.
Dùng nha đam: Nha đam hay còn gọi là lô hội là cái tên rất nổi tiếng trong việc chữa bỏng, làm dịu da tức thì. Do vậy, bạn có thể dùng nha đam tươi đắp trực tiếp lên vùng da cháy nắng hoặc dùng gel nha đam hay vắt nước lô hội lên da để thay thế cho việc tắm bằng nước mát. Bên cạnh đó, nha đam sẽ giúp kháng viêm hiệu quả.
Không dùng sản phẩm chứa Benzocaine và Lidocaine: Đây là những thành phần thường thấy ở các loại sản phẩm xịt gây tê. Nhiều người sử dụng chúng khi da bị bỏng nắng để gây tê tại chỗ, làm mất đi cảm giác đau rát tức thời. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia khuyên dùng bởi thành phần này có thể gây ngứa và dị ứng cho da.
Bổ sung nước cho cơ thể: Khi bị cháy nắng mức độ nặng, hiện tượng giãn mạch có thể xảy ra khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, sốc nhiệt do làn da bị mất nước. Chính vì thế hãy bổ sung nước cho cơ thể ngay lúc này, ngoài nước lọc, các chị em có thể uống nước dừa hoặc những loại nước chứa chất điện giải để bù nước cho cơ thể tốt hơn.
Dùng sữa dưỡng thể: Nếu da không có những vết thương hở ở vùng cháy nắng thì sau khi đã hạ nhiệt, hãy thoa một lớp dưỡng thể lên để phục hồi da. Bạn có thể lựa chọn các loại lotion dưỡng thể có chứa vitamin C, E hoặc glycerin hay chiết xuất từ đậu nành, các thành phần này rất cần thiết cho quá trình phục hồi da sau cháy nắng.
Như vậy, nỗi lo da bị cháy nắng có phục hồi được không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết. Cùng với những gợi ý về cách phục hồi da, Viện thẩm mỹ KangJin chúc bạn sớm lấy lại làn da khỏe mạnh và trắng hồng.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.