Nội dung chính
Viêm da mặt là gì?
Da mặt là một trong những cơ quan giúp bảo vệ các tế bào da khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên, nó cũng có thể sẽ tự gây ra những tổn thương trong khi tự bảo vệ.
Viêm da mặt là thuật ngữ dùng để chỉ những vấn đề tổn thương trên da mặt do một số nguyên nhân gây nên viêm.
Hay nói cách khác viêm da mặt là một phản ứng quá mức đối với các chất kích thích, các tác nhân gây dị ứng ngoài môi trường.
Viêm da mặt có thể xuất hiện những triệu chứng như: sưng, đỏ, nổi mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp, phát ban hoặc da bị bong tróc.
Các dạng viêm da mặt
Dưới đây là các dạng viêm da mặt mà bạn nên biết:
1. Viêm da mặt cấp tính
Viêm da mặt cấp tính thường nổi những nốt phát ban đỏ rất nhanh có thể khiến da bị phồng rộp, sưng tấy đôi khi có hiện tượng đau rát, mẩn đỏ.
2. Viêm da mặt mãn tính
Viêm da mặt mãn tính là tình trạng da bị viêm lâu dài tại 1 khu vực và khiến cho da tối màu hơn so với các khu vực xung quanh.
Thông thường vùng da bị bệnh sẽ dày hơn các vùng da khác và dễ khiến cho da nổi mụn và dị ứng.
Các bệnh lý viêm da mặt hay gặp
Có 4 loại bệnh lý viêm da mặt hay gặp:
1. Viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với những chất gây kích ứng, dị ứng.
Bệnh lý này thường gây ra các tổn thương cho da như: phát ban, nổi mụn nước, ngứa ngáy và đau rát nhẹ.
2. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là tình trạng viêm da do tiếp xúc với tác nhân như khói bụi, thời tiết, vi khuẩn, thực phẩm bẩn…
Người bị viêm da dị ứng sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, vùng da dị ứng, mẩn đỏ và xuất hiện tình trạng da bị bong tróc.
3. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tình trạng phổ biến , có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ đến người lớn.
Đây là bệnh lý dễ khởi phát bởi các tác nhân như thời tiết, thay đổi khí hậu…Bên cạnh đó luôn đi cùng với các biểu hiện như dị ứng mũi, hen suyễn…
4. Viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn là tình trạng làn da bị rối loạn, thường xảy ra tập trung ở vùng da đổ nhiều dầu như vùng chữ T.
Những người mắc bệnh lý này thường cảm thấy ngứa ngáy, ửng đỏ. Nếu người bệnh gãi mạnh trên vùng da sẽ khiến cho vùng da bị nhiễm vi khuẩn và để lại sẹo trên da.
Dấu hiệu nhận biết viêm da mặt
Một số biểu hiện của bệnh viêm da rất giống nhau, khiến nhiều người gặp khó khăn trong nhận biết. Dưới đây là những dấu hiệu về các bệnh lý viêm da mặt:
1. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc
Đối với tình trạng viêm da tiếp xúc, người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Da nổi những vết mẩn đỏ, kèm theo đó là người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và sưng phồng ở vùng bị viêm.
- Bên cạnh đó còn xuất hiện mụn nước, chảy dịch và đóng vảy.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng
Thông thường, bệnh viêm da dị ứng sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
- Làn da luôn cảm thấy khô ráp, ngứa ngáy.
- Khuôn mặt bị sưng phù và rỉ dịch màu vàng.
- Xuất hiện các mảng da có màu đỏ, nứt nẻ và đóng vảy.
3. Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa
Khác với 2 loại bệnh lý trên, viêm da cơ địa lại xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Nổi các nốt mụn nhỏ, mụn mủ tập trung ở vùng miệng, mũi, má và mắt.
- Vùng da bị viêm sẽ rỉ dịch màu vàng, đóng vảy và tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.
4. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã nhờn
Đây là bệnh lý thường xuất hiện ở những làn da dầu và kèm theo những dấu hiệu dưới đây:
- Xuất hiện các vùng da đóng vảy hoặc các mảng bám màu vàng.
- Lâu dần vùng da này sẽ chuyển sang màu đỏ và gây nên ngứa, khó chịu.
Nguyên nhân dẫn đến viêm da mặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý viêm da mặt. Mỗi loại bệnh lý viêm da mặt sẽ do những nguyên nhân khác nhau.
1. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc
- Do sử dụng nước hóa, mỹ phẩm. Một số chất có trong nước hoa gây nên viêm da như: benzen, Co, andehit…Những chất này không những gây viêm da mà còn gây rối loạn hề thần kinh trung ương và nhiều bệnh khác.
- Tiếp xúc với chất tẩy rửa mạnh chứa kim loại và chứa cồn cũng là nguyên nhân gây viêm da.
2. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
- Một số người bị dị ứng, nổi mẩn do ăn các thực phẩm như: thịt bò, sữa, hải sản…
- Do di truyền hoặc mắc các bệnh liên quan đến hen suyễn.
3. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
- Gen di truyền chiếm đến 80% nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Thông thường, trong gia đình có người mắc bệnh viêm da thì tỷ lệ bạn bị viêm da cơ địa là rất cao.
- Do lạm dụng các loại kem chứa steroid hoắc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.
4. Nguyên nhân gây tình trạng viêm da tiết bã nhờn
- Do người bệnh sử dụng các loại kem trộn, kem chứa chất corticoid.
- Do căng thẳng, stress, thay đổi nội tiết tố khiến da tiết nhiều dầu mất kiểm soát. Từ đó gây nên tình trạng viêm da tiết bã nhờn.
Đối tượng nào mắc phải
Mặc dù bệnh lý viêm da dễ gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phần lớn thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Bởi vì lúc này, làn da còn non yếu nên khi gặp các tác nhân ngoài môi trường dễ bị dị ứng, kích ứng và gây nên tình trạng viêm da mặt.
Những người bị bệnh hen suyễn, dị ứng hoặc trong gia đình có người bị hen suyễn, dị ứng thường có nguy cơ bị viêm da mặt cao hơn người khác.
Một số người có nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất có hại sẽ có nguy cơ mắc các bệnh viêm da mặt cao hơn.
Cách điều trị viêm da mặt
1. Sử dụng thuốc uống kháng sinh
Nếu da đang gặp tình trạng nhiễm trùng nặng có thể sử dụng thuốc uống kháng sinh như: flucloxacillin, erythromycin, histamin để giúp giảm tình trạng viêm da.
2. Sử dụng thuốc bôi kháng sinh
Ngoài ra, những trường hợp bị viêm da nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi. Hoặc những ai đang gặp tình trạng viêm da mặt nặng thì hãy kết hợp cả uống và bôi để đạt được hiệu quả cao.
Một số loại kem bôi như: steroid, pimecrolimus giúp chống viêm, làm dịu vùng da bị viêm và tránh cho vùng bị viêm da lây lan sang các vùng khác.
Làm thế nào để giảm và ngăn ngừa
1. Chú ý làm sạch da mặt
Làm sạch da mặt là bước đầu tiên giúp giảm tình trạng viêm da mặt. Hãy sử dụng nước ấm để làm sạch da mặt và sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa cồn.
2. Không tác động mạnh vào vùng da bị viêm
Không dùng tay hoặc các vật sắc nhọn đâm và chỗ viêm da để tránh vùng da viêm nhiễm nặng hơn.
Tay dù có sạch đến đâu cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Dùng tay chà sát hoặc sử dụng các vật sắc nhọn để chọc vào vùng da bị viêm sẽ khiến da bị bào mòn.
Bên cạnh đó, còn khiến cho vi khuẩn tích tụ, phát triển nhiều hơn. Từ đó làm cho tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy trở nên trầm trọng hơn.
3. Bôi thuốc mỡ chống viêm
Thuốc mỡ chống viêm là điều bắt buộc khi gặp tình trạng viêm da. Bởi nó sẽ giúp cho tình trạng đỏ, sưng tấy trên mặt được làm dịu và phục hồi nhanh hơn.
Khi bôi thuốc mỡ chống viêm lên mặt không nên sử dụng tay mà nên sử dụng tăm bông để tránh vi khuẩn tích tụ.
4. Giảm lượng chất béo
Giảm lượng chất béo, giảm lượng dầu sẽ giúp da mặt hạn chế tiết dầu và tránh gây viêm ở vùng da mặt.
Vì vậy, các bữa ăn nên hạn chế nạp lượng chất béo, tăng cường uống nhiều nước để giúp cơ thể trao đổi chất, đào thải độc tố tốt hơn.
5. Đeo khẩu trang
Ngoài ra, khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi có môi trường bụi bẩn, nên đeo khẩu trang để tránh vùng da bị viêm tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân này và gây viêm nặng hơn.
6. Không sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng
Không nên sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ bởi sẽ khiến da mặt bị viêm trầm trọng và kích ứng nặng nề hơn.
7. Đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ có tác dụng rất tốt với vùng da bị viêm. Bởi chúng có tác dụng làm dịu, làm mềm vùng da bị viêm, kháng viêm và điều trị viêm da mặt khá hiệu quả.
Nên đắp các loại mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên như nha đam, mật ong và bột yến mạch, dầu dừa…
Trên đây, viện thẩm mỹ KangJin đã giúp bạn đưa ra cách điều trị viêm da mặt hiệu quả và nhanh chóng tại nhà.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.