Tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ con thành người trưởng thành. Trong giai đoạn này, cơ thể trải qua nhiều thay đổi về thể chất, tâm lý và sinh lý.
Dưới đây là những thay đổi thường thấy của làn da khi bước vào tuổi dậy thì:
- Tăng tiết dầu: Sự gia tăng hormone androgen khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến tình trạng da dầu và bóng nhờn.
- Mụn: Dầu thừa kết hợp với tế bào chết bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn trứng cá. Các loại mụn thường gặp là mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm, mụn bọc.
- Lỗ chân lông to: Việc tiết nhiều dầu và mụn làm cho lỗ chân lông bị giãn nở, trở nên rõ rệt hơn.
- Da không đều màu: Các vết thâm, sẹo để lại sau khi mụn lành gây ra tình trạng da không đều màu.
- Da nhạy cảm: Làn da trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc da hoặc các yếu tố môi trường.
Những lưu ý trong quá trình chăm sóc da mặt tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì là giai đoạn làn da trải qua nhiều biến đổi, đặc biệt là tình trạng tiết nhiều dầu và mụn. Để có một làn da khỏe mạnh, bạn cần chú ý những điều sau:
1. Tẩy trang
Tẩy trang là bước đầu tiên và không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da mặt tuổi dậy thì.
Đây là phương pháp giúp lấy đi bụi bẩn, lớp makeup, lớp dầu nhờn… mà nước sạch không thể làm được.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tẩy trang đúng cách và lựa chọn loại tẩy trang phù hợp với làn da.
Để lựa chọn loại tẩy trang phù hợp, đầu tiên phải xác định được chính xác làn da của mình thuộc loại da nào. Từ đó, tìm hiểu và lựa chọn loại tẩy trang phù hợp, an toàn cho làn da.
Đối với những làn da khô nên lựa chọn các loại tẩy trang dạng sữa hoặc dạng kem. Bởi hai dạng này không những có tác dụng làm sạch sâu, không gây khô da mà còn có tác dụng cung cấp ẩm cho làn da.
Với làn da dầu nên lựa chọn loại tẩy trang dạng nước hoặc dạng dầu. Hai dạng này có tác dụng làm sạch sâu, loại bỏ dầu nhờn, loại bỏ lớp makeup hiệu quả và không gây khô da.
Da hỗn hợp là loại da tiết nhiều dầu nhờn ở vùng chữ T. Vì thế, hãy lựa chọn loại tẩy trang dạng nước hoặc dạng gel và không chứa cồn để tránh gây nên các tổn thương trên bề mặt da.
Những ai sở hữu làn da nhạy cảm, phải lưu ý lựa chọn loại tẩy trang phù hợp để tránh gây nên các kích ứng. Nên lựa chọn loại tẩy trang dạng nước hoặc dạng gel chứa các thành phần dịu nhẹ, không cồn.
Da thường là loại da được rất nhiều người ao ước, không chứa quá nhiều dầu và cũng không bị khô, bong tróc. Vì thế, khá dễ để lựa chọn loại tẩy trang phù hợp với làn da. Có thể lựa chọn tẩy trang dạng nước hoặc dạng dầu để làm sạch sâu.
Ngoài ra, làn da tuổi dậy thì khá nhạy cảm nên có thể lựa chọn phương pháp tẩy trang bằng các nguyên liệu tự nhiên như: dầu dừa, dầu oliu, mật ong…
Các bước tẩy trang đúng cách:
- Bước 1: Lấy một lượng tẩy trang ra lòng bàn tay hoặc bông tẩy trang.
- Bước 2: Thoa nhẹ nhàng lên mặt, đưa từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên. Tuyệt đối không được ấn mạnh hay kỳ mạnh lên bề mặt da để tránh làn da bị chảy xệ và lão hóa sớm.
- Bước 3: Rửa mặt lại với nước ấm khoảng 40 độ C và thực hiện các bước chăm sóc tiếp theo.
Lưu ý: Chỉ tẩy trang vào buổi tối trước khi đi ngủ, không tẩy trang quá nhiều lần trong ngày sẽ gây khô da và làm mất lớp dầu tự nhiên.
2. Chăm sóc da mặt tuổi dậy thì tẩy da chết thường xuyên
Tẩy da chết là biện pháp giúp loại bỏ các tế bào chết, các lớp sừng già cỗi. Vì thế đây là bước cực kỳ quan trọng trong chu trình chăm sóc da tuổi dậy thì.
Tẩy da chết có tác dụng giúp thông thoáng lỗ chân lông, đẩy lùi lão hóa, máu lưu thông dễ dàng, làn da mịn màng và sáng hơn.
Có 2 loại tẩy da chết phổ biến đó là:
+ Tẩy da chết vật lý: Gồm có 2 dạng là dạng hạt và dạng gel. Tẩy da chết vật lý phù hợp với loại da khô, da thường, da nhạy cảm.
Cách sử dụng tẩy da chết vật lý:
- Bước 1: Rửa mặt với sữa rửa mặt thật sạch.
- Bước 2: Sau đó, lấy một lượng tẩy da chết vật lý vừa đủ, massage nhẹ nhàng trong 2 -3 phút để các tế bào chết được lấy ra.
- Bước 3: Cuối cùng, hãy rửa mặt lại với nước ấm.
Lưu ý: Đối với tẩy da chết vật lý, chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả cao.
+ Tẩy da chết hóa học: Gồm 2 dạng là AHA và BHA. Tẩy da chết hóa học phù hợp với loại da hỗn hợp và da dầu.
Cách sử dụng tẩy da chết hóa học:
- Bước 1: Rửa mặt sạch với nước và sử dụng toner để cân bằng độ pH cho làn da.
- Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ, thoa đều lên mặt và đợi trong vòng 20 – 30 phút.
- Bước 3: Sau đó thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.
Lưu ý: Đối với phương pháp tẩy tế bào chết hóa học, sau khi thoa tẩy da chết hóa học thì không được rửa đi mà giữ nguyên và thực hiện các bước chăm sóc da tiếp theo.
Nên sử dụng tẩy tế bào chết vào buổi tối để mang lại hiệu quả tốt hơn và lựa chọn dạng tẩy da chết phù hợp với loại da của mình.
3. Rửa mặt đúng cách
Rửa mặt là bước quan trọng khi chăm sóc da mặt tuổi dậy thì, có tác dụng loại bỏ các bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn, cặn makeup… còn sót lại ở bước tẩy trang.
Từ đó, giúp lỗ chân lông được thông thoáng và làn da sẽ dễ hấp thụ các dưỡng chất tốt hơn.
Để đảm bảo làn da được làm sạch tuyệt đối, bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình.
Nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Có thể rửa mặt bằng các nguyên liệu tự nhiên như: nước vo gạo, nước trà, sữa tươi không đường, nước muối sinh lý…
Cách rửa mặt đúng cách:
- Bước 1: Làm ướt mặt, lấy một lượng sữa rửa mặt vừa đủ cho vào lòng bàn tay hoặc máy rửa mặt.
- Bước 2: Massage nhẹ nhàng trong vòng 1 phút trên bề mặt da để làn da vừa được làm sạch vừa được thư giãn.
- Bước 3: Rửa mặt lại với nước sạch.
Lưu ý:
- Không nên rửa mặt với nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Nên rửa mặt với nước ở nhiệt độ 30 – 40 độ C, tùy vào từng mùa.
- Rửa mặt thật nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh, kỳ mạnh và làn da khiến da bị tổn thương.
4. Chăm sóc da mặt tuổi dậy thì bằng việc đắp mặt nạ
Đắp mặt nạ là bước quan trọng giúp thư giãn, cân bằng ẩm, dưỡng da và cân bằng lượng dầu thừa.
Có thể thực hiện đắp mặt nạ với các nguyên liệu tự nhiên như dưa leo, sữa chua không đường, cà chua, bột trà xanh, nghệ, dầu dừa, mật ong…
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại mặt nạ như: mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét, mặt nạ bùn, mặt nạ dạng gel, dạng kem, dạng sủi bọt.
- Mặt nạ giấy phù hợp với loại da khô.
- Mặt nạ đất sét và mặt nạ bùn phù hợp làn da dầu hoặc da hỗn hợp.
- Mặt nạ dạng kem và dạng sủi bọt phù hợp với da mụn.
- Mặt nạ dạng gel phù hợp với làn da nhạy cảm.
Đắp mặt nạ đúng cách:
- Bước 1: Rửa mặt sạch với nước.
- Bước 2: Lựa chọn loại mặt nạ phù hợp và đắp lên mặt. Để trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó rửa mặt lại với nước ấm khoảng 40 độ C.
Thực hiện đắp mặt nạ 2 – 3 lần mỗi tuần để thấy rõ được hiệu quả và lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với làn da.
Quan tâm: Cách đắp mặt nạ đất sét kiểm soát dầu nhờn với 7 loại phổ biến
5. Sử dụng toner
Toner còn có tên gọi khác là nước hoa hồng, có tác dụng làm sạch sâu, giúp kiểm soát lượng dầu nhờn trên gương mặt, se khít lỗ chân lông, thanh lọc làn da, dưỡng ẩm.
Sau khi rửa mặt xong, làn da sẽ cực kỳ khô, vì thế hãy sử dụng toner để cân bằng lại độ pH cho làn da.
Cách sử dụng toner:
- Bước 1: Làm sạch da mặt.
- Bước 2: Lấy một lượng toner vừa đủ ra lòng bàn tay hoặc bông tẩy trang.
- Bước 3: Thoa lên mặt và vỗ thật nhẹ nhàng để toner thẩm thấu vào da. Đợi toner thẩm thấu vào da và bắt đầu thực hiện các bước chăm sóc da mặt khác.
Lưu ý: Sử dụng toner 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt.
6. Cấp ẩm để chăm sóc da mặt tuổi dậy thì
Làn da tuổi dậy thì khá yếu và mỏng, vì thế cần phải cấp ẩm để làn da trở nên khỏe mạnh, mịn màng.
Cấp ẩm có 3 dạng: dạng kem, dạng gel và dạng serum. Tùy vào từng tình trạng da và loại da để lựa chọn loại cấp ẩm phù hợp.
Cấp ẩm đúng cách: Lấy một lượng dưỡng ẩm vừa đủ cho vào lòng bàn tay và massage nhẹ nhàng lên mặt. Sau đó vỗ nhẹ để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào làn da.
Lưu ý: Nên cấp ẩm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để da được cấp ẩm đủ.
7. Sử dụng kem chống nắng
Chăm sóc da mặt tuổi dậy thì bằng việc sử dụng kem chống nắng là lá chắn bảo vệ da khỏi các tác nhân từ môi trường, ánh nắng mặt trời.
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về da, ung thư da và đẩy lùi lão hóa.
Thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 15 phút, kết hợp với việc sử dụng mũ rộng vành, kính râm, áo chống nắng… để ngăn chặn làn da tiếp xúc trực tiếp với tia UV.
8. Chăm sóc da mặt tuổi dậy thì bằng kem dưỡng mắt
Tuổi dậy thì là độ tuổi thường xuyên thức khuya nên dễ xuất hiện bọng mắt, quầng thâm mắt và các nếp nhăn xuất hiện sớm.
Vì thế, để cứu tinh cho tình trạng này, ở độ tuổi dậy thì nên sử dụng kem dưỡng mắt để đẩy lùi tình trạng lão hóa vùng da mắt.
Nên thoa kem dưỡng mắt và massage thật nhẹ nhàng quanh vùng mắt để đạt được hiệu quả cao.
9. Tạo các thói quen tốt
Bên cạnh những lưu ý trong chu trình chăm sóc da mặt tuổi dậy thì, bạn nên lưu ý tạo các thói quen tốt để làn da trở nên đẹp hơn.
- Tạo thói quen uống nhiều nước: nước đóng vai trò cực kỳ quan trong đối với cơ thể và làn da. Uống nước có tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố giúp da mềm mịn, có tính đàn hồi. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe và giúp làn da đẹp hơn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các khoáng chất như rau cải, cà rốt, cà chua, cam, dâu tây, kiwi… Hạn chế nạp các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ.
- Giấc ngủ: đi ngủ sớm trước 23 giờ để quá trình chuyển hóa tế bào ở da hoạt động mạnh mẽ, loại bỏ các tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ, sạm nám. Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để giúp tinh thần thoải mái và duy trì làn da căng mịn.
- Hạn chế các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chứa ga… là những chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến làn da, khiến làn da nhanh lão hóa và gặp các vấn đề về mụn.
- Không chạm tay lên mặt: chạm tay lên mặt là thói quen cực kỳ xấu. Khi đưa tay chạm lên mặt, các vi khuẩn bám trên tay sẽ làm cho làn da tổn thương và xuất hiện mụn.
Trên đây là 9 lưu ý trong chu trình chăm sóc da mặt tuổi dậy thì giúp da mặt bạn sáng khỏe, trắng mịn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.