Cách đắp mặt nạ đất sét kiểm soát dầu nhờn với 7 loại phổ biến

Thời gian đọc: 55 Giây
Reading Time: 55 giây
Đắp mặt nạ là bước làm đẹp cần thiết để mang đến làn da khỏe đẹp. Giữa vô vàn các loại mặt nạ khác nhau như mặt nạ giấy, mặt nạ ngủ, mặt nạ dạng gel lột… thì đắp mặt nạ đất sét lại là “cứu tinh” cho những người có làn da dầu nhờn và mụn đầu đen. Hiện nay, mặt nạ đất sét có rất nhiều loại, phù hợp với từng mục đích chăm sóc da. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về công dụng và cách sử dụng để lựa chọn được sản phẩm tốt cho làn da của mình.

Tác dụng của mặt nạ đất sét

Kiểm soát dầu nhờn: Đây là tác dụng nổi bật nhất khi đắp mặt nạ đất sét. Với làn da dầu tự nhiên, mặt nạ đất sét sẽ có khả năng hút bớt lượng dầu tiết ra để làm cho lỗ chân lông được thông thoáng.

Thu nhỏ lỗ chân lông và ngừa mụn: Khi bề mặt da được sạch thoáng thì sẽ cải thiện được tình trạng lỗ chân lông to, đồng thời ngăn ngừa mụn hình thành. Đặc biệt là các loại mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nhọt bởi đa phần chúng xuất hiện là do bụi bẩn và bã nhờn tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông.

Làm sạch da: Ngoài dầu thừa, mặt nạ đất sét sẽ giúp làm sạch sâu trong da nhờ khả năng hút tạp chất, độc tố và chất bẩn ẩn dưới nang lông.

tác dụng của mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét đem lại những lợi ích tuyệt vời cho làn da

Dưỡng sáng da: Nhờ tác dụng làm sạch, làn da dần sẽ trở nên tươi sáng hơn. Thêm vào đó, đất sét khi đắp lên mặt sẽ cung cấp lượng oxy dồi dào cho các tế bào, từ đó giúp hỗ trợ tuần hoàn máu, kích thích các tế bào tái tạo và trẻ hóa để mang lại da mặt hồng hào, khỏe mạnh.

Dưỡng ẩm cho da khô: Nhiều người cho rằng mặt nạ đất sét không hề có công dụng dưỡng ẩm cho da khô. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất sét sẽ tạo ra một màng khóa ẩm cho da, nhất là với loại đất sét đỏ. Do vậy, loại mặt nạ này vẫn có thể giữ ẩm một phần cho da nhưng lời khuyên tốt nhất có những người có nền da khô đó là chỉ nên đắp 1 lần/ tuần và không lưu hỗn hợp trên da quá lâu.

Hỗ trợ điều trị viêm da và một vài bệnh lý khác: Những người mắc bệnh chàm, vảy nến, bệnh trứng cá đỏ sẽ được cải thiện và phục hồi nhờ đắp mặt nạ đất sét bentonite. Đây là loại mặt nạ có hàm lượng magie cao giúp loại bỏ độc tố, phục hồi tổn thương, đồng thời thúc đẩy tăng sinh collagen để da đàn hồi tốt hơn.

Cách đắp mặt nạ đất sét đúng chuẩn

Dưỡng da sai cách không những không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn ảnh hưởng tới làn da. Theo đó, hãy thực hiện theo các bước đắp mặt nạ đất sét đúng cách dưới đây:

  • Bước 1: Làm sạch da mặt bằng sữa rửa mặt và nước ấm, dùng khăn mềm thấm cho da khô bớt
  • Bước 2: Lấy một lượng mặt nạ đất sét vừa đủ, dùng tay hoặc chổi chuyên dụng đắp một lớp mỏng lên da và có thể đắp cả xuống vùng cổ
  • Bước 3: Thư giãn trong 15 phút, khi đó mặt nạ đã thẩm thấu gần hết vào da nên màu sắc đất sét sẽ nhạt đi, khô hơn và cảm nhận lúc này là da mặt hơi căng
  • Bước 4: Rửa mặt sạch bằng nước và dưỡng ẩm đầy đủ cho da

Đó là cách thực hiện khi bạn sử dụng loại mặt nạ đất sét đã được pha trộn sẵn (dạng kem bùn). Đối với đất sét dạng bột, trước tiên bạn cần trộn với nước hoặc các nguyên liệu khác để tạo ra hỗn hợp dạng sệt mịn rồi mới tiến hành đắp lên mặt.

Ngoài ra, có một lưu ý rất quan trọng khi đắp mặt tại nhà đó là không được dùng đồ vật bằng kim loại để trộn mặt nạ đất sét bởi chúng sẽ hút chất độc có điện tích dương từ những đồ này khiến cho mặt nạ vón cục và hiệu quả giảm sút đáng kể. Thay vào đó, hãy dùng bát, thìa bằng nhựa, sứ hoặc gỗ để pha trộn.

Cách đắp mặt nạ đất sét
Cách đắp mặt nạ đất sét đạt hiệu quả cao

Quan tâm: Nên đắp mặt nạ mấy lần 1 tuần? 4 Cách chọn mặt nạ phù hợp từng loại da

Các loại mặt nạ đất sét phổ biến

1. Đất sét Bentonite

Đây là loại đất sét tự nhiên với kết cấu mềm, mịn và sẽ có dạng sệt khi hòa với nước. Đất sét bentonite sẽ phù hợp để làm mặt nạ trị mụn và giảm tình trạng phát ban trên da. Thành phần chính của đất sét bentonite là hàm lượng magie dồi dào nên chúng thường có màu xám hoặc kem.

Tác dụng của loại đất sét này đó là khả năng hút và đào thải độc tố từ hóa chất, kim loại tích tụ trong da. Thêm nữa, chúng sẽ loại bỏ bã nhờn để da mặt thông thoáng. Qua đó, khi đắp mặt nạ bentonite sẽ cải thiện được tình trạng da mặt sạm nám, phục hồi các thương tổn.

Mặt nạ đất sét bentonite
Mặt nạ đất sét bentonite có màu xám hoặc kem

Gợi ý sử dụng:

  • Kết hợp với giấm táo giúp trị mụn trứng cá, tái tạo sẹo do mụn
  • Kết hợp với nha đam, mật ong hoặc bột trà xanh để làm dịu da, giảm sưng viêm, mẩn đỏ và đẩy lùi lão hóa

2. Đất sét xanh

Hiện nay, đất sét xanh đã dần trở nên phổ biến hơn và đây là loại mặt nạ rất phù hợp cho da nhờn. Đất sét xanh chứa hàm lượng khoáng chất cực kỳ lớn như sắt, magie, phốt pho, canxi, kali, silica, đồng, mangan… Khi đắp mặt, da mặt sẽ được diệt khuẩn, kháng viêm, đồng thời đất sét sẽ hút đi lượng dầu nhờn đang tiết ra quá mức để làm sạch sâu. Bên cạnh đó, khả năng thúc đẩy lưu thông máu và tái tạo tế bào mới của đất sét xanh cũng được nhiều người công nhận.

Gợi ý sử dụng: Kết hợp với dầu hạnh nhân để tăng hiệu quả dưỡng da

Mặt nạ đất sét xanh
Mặt nạ đất sét xanh

3. Đất sét đỏ

Thành phần nổi bật trong đất sét đỏ đó là iron oxide với tác dụng tái tạo da, cùng với đó là nhiều khoáng chất có lợi và cần thiết cho da. Đắp mặt bằng đất sét đỏ là cách chăm sóc da phù hợp với người da dầu và da thường. Chúng giúp kiểm soát độ ẩm và dầu nhờn để da mặt mềm mịn hơn.

Gợi ý sử dụng: Kết hợp với nước hoa hồng hoặc tinh dầu yêu thích giúp trị mụn đầu đen nhanh chóng.

Mặt nạ đất sét đỏ
Mặt nạ đất sét đỏ

Quan tâm: Nên đắp mặt nạ giấy mấy lần 1 tuần?

4. Đất sét trắng

Thực tế, đất sét trắng được làm từ cao lanh là loại nguyên liệu dùng trong làm gốm sứ. Trong đất sét trắng chứa các loại khoáng chất như canxi, kẽm, magie… với đặc tính hút ẩm và khử trùng tốt. Qua đó, loại mặt nạ này sẽ đẩy nhanh quá trình chữa lành và tái tạo của da. Tuy nhiên, đất sét trắng lại dễ gây khô da nên được khuyên dùng cho da dầu hoặc da đang bị mụn trứng cá.

Gợi ý sử dụng: Trộn đất sét trắng với nước hoa hồng, toner hoặc tinh dầu để hỗ trợ trị mụn và cân bằng độ ẩm cho da.

Mặt nạ đất sét trắng
Mặt nạ đất sét trắng

5. Đất sét hồng

Nếu bạn pha trộn đất sét đỏ và đất sét trắng thì sẽ thu được đất sét hồng với sự kết hợp độc đáo từ các thành phần như calcium carbonate, các khoáng chất như sắt, montmorillonite… để bổ sung độ ẩm tự nhiên cho da. Các chuyên gia làm đẹp cho biết, đất sét hồng rất dịu nhẹ nên kể cả làn da nhạy cảm cũng có thể sử dụng để giảm kích ứng, các vết mẩn đỏ trên bề mặt da. 

Gợi ý sử dụng:

  • Kết hợp với sữa chua, tinh bột nghệ để giảm mụn
  • Kết hợp với bột trà xanh để giúp đào thải độc tố để da khỏe mạnh
Mặt nạ đất sét hồng
Mặt nạ đất sét hồng

6. Đất sét vàng 

Khác với những loại đất sét kể trên, đất sét vàng lại được sử dụng với mục đích tẩy tế bào chết và cấp ẩm. Vì thế, những người da nhạy cảm và da khô có thể cân nhắc đắp mặt bằng đất sét vàng để duy trì độ ẩm cân bằng của da, đồng thời thu nhỏ lỗ chân lông và kháng khuẩn, loại bỏ dầu thừa và da chết nhẹ nhàng. Thời gian đắp mặt nạ đất sét này là khoảng 5 – 10 phút và nên thực hiện 2 lần/ tuần.

Mặt nạ đất sét vàng
Mặt nạ đất sét vàng

Quan tâm: Đắp mặt nạ nghệ mật ong tuần mấy lần? 6 Công thức cho mọi loại da

7. Đất sét Fuller’s Earth

Trong đất sét Fuller’s Earth chứa các thành phần tự nhiên như nước, iron oxide, magie, silic… nên có khả năng hút dầu mạnh. Do vậy, da khô không được khuyến khích dùng mặt nạ này bởi có thể gây ra tình trạng bong tróc, tổn thương. Không chỉ vậy, mặt nạ đất sét này còn có thể làm da trắng sáng hơn nhờ loại bỏ được tạp chất, từ đó cải thiện sắc tố da dần dần qua từng lần đắp.

Gợi ý sử dụng: Trộn đất sét Fuller’s Earth với nước hoa hồng giúp dưỡng da hồng hào, tươi tắn.

Mặt nạ đất sét Fuller’s Earth
Mặt nạ đất sét Fuller’s Earth

Giải đáp thắc mắc thường gặp khi đắp mặt nạ đất sét

1. Nên đắp mặt nạ đất sét mấy lần 1 tuần?

Với tác dụng mạnh trên da, mặt nạ đất sét được khuyên dùng 1 – 2 lần/ tuần tùy theo tình trạng da của từng người. Đối với da khô ít thì nên đắp 1 lần/ tuần còn nếu da quá khô thì không nên sử dụng.

2. Dùng mặt nạ đất sét trước hay sau toner?

Tùy thuộc vào loại toner bạn sử dụng mà sẽ phù hợp để dùng ở các bước khác nhau:

  • Toner chứa cồn: Dùng trước khi đắp mặt nạ đất sét
  • Toner không chứa cồn: Có thể dùng trước hoặc sau khi đắp mặt đều được
Đắp mặt nạ sét đúng cách
Đắp mặt nạ sét đúng cách giúp da sạch sâu, khỏe mạnh

3. Mặt nạ đất sét nên đắp khi nào?

Thời điểm tốt nhất để mặt nạ đất sét phát huy tác dụng của mình đó là sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Do đó, hãy đắp mặt vào khoảng thời gian này để dưỡng da.

4. Thời gian đắp mặt nạ đất sét trong bao lâu?

Mặt nạ đất sét chỉ nên lưu trên da tối đa là 15 phút, không nên để quá thời gian này vì sẽ gây tổn thương cho da. Nếu lỡ để quên khiến cho mặt nạ khô, bám chặt vào da thì bạn nên vỗ chút nước vào mặt và đợi cho mặt nạ mềm ra trong vài phút rồi mới tiến hành rửa sạch.

5. Cách bảo quản mặt nạ đất sét?

Mặt nạ đất sét nên bảo quản ở nhiệt độ thường, ở nơi sạch thoáng. Nhiều người thường cho mặt nạ đất sét vào tủ lạnh nhưng đây là điều không nên bởi nhiệt độ thấp sẽ làm các thành phần có lợi cho da bị biến đổi khiến cho công dụng của mặt nạ giảm sút.

Có thể thấy, đắp mặt nạ đất sét đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho làn da, đặc biệt là người có làn da dầu nhờn khó chiều. Nếu bạn đang muốn làm đẹp bằng cách sử dụng loại mặt nạ này thì hãy tham khảo các gợi ý nêu trên. Hi vọng với những thông tin của Viện thẩm mỹ KangJin về các loại đất sét phổ biến sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc da của phái đẹp.

587lượt xem
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký tư vấn

Dịch vụ nổi bật

Video

Video

Hình ảnh

Hình ảnh
Messenger