Nội dung chính
Da mỏng là gì? Dấu hiệu nhận biết
Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến da mỏng, bạn nên biết rõ tình trạng da mỏng là gì, triệu chứng như thế nào?
Da mỏng là tình trạng lớp biểu bì da – lớp da ngoài cùng, mỏng manh hơn so với da bình thường, khiến da dễ bị tổn thương và nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Làn da này thường gặp ở phụ nữ sau tuổi 30, đặc biệt là những người có da trắng và ít sắc tố. Vùng da mỏng dễ nhận thấy là ở mặt, bàn tay và cánh tay.
Dấu hiệu nhận biết da mỏng:
- Dễ nhìn thấy mạch máu: Do lớp da mỏng, các mạch máu dưới da trở nên rõ rệt hơn, thường xuất hiện ở vùng da mặt, cổ, tay và ngực.
- Da dễ bị ửng đỏ, kích ứng: Da mỏng thường rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi các yếu tố như: mỹ phẩm, thời tiết, stress,…
- Da dễ bị bầm tím: Do lớp da mỏng, mao mạch máu yếu ớt, da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ.
- Da khô, bong tróc: Da mỏng thường thiếu hụt độ ẩm, dẫn đến tình trạng da khô, bong tróc, sần sùi.
- Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Da mỏng dễ bị tổn thương bởi tia UV, khiến da nhanh bị cháy nắng, lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da.
Nguyên nhân khiến da mỏng
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến làn da mỏng và yếu dần theo thời gian:
- Tuổi tác: Theo thời gian, da sẽ trở nên mỏng hơn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Lớp da biểu bì ngoài cùng dần mỏng đi, khiến da dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.
- Di truyền: Là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến da mỏng. Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ dày của da. Nếu gia đình bạn có người sở hữu da mỏng, bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này.
- Ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời là kẻ thù của làn da. Chúng phá hủy collagen và elastin – hai protein quan trọng giúp da săn chắc và đàn hồi, dẫn đến da mỏng manh, nhăn nheo và lão hóa sớm.
- Sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém, không phù hợp với da: Mỹ phẩm có chứa hóa chất độc hại, chất tạo mùi, chất bảo quản,… có thể gây kích ứng da, bào mòn lớp bảo vệ da, khiến da mỏng đi và trở nên nhạy cảm hơn.
- Rối loạn nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn dậy thì, mang thai, mãn kinh,… có thể là nguyên nhân khiến da mỏng manh và nhạy cảm hơn.
- Sử dụng corticosteroid quá mức: Sử dụng corticosteroid trong thời gian dài có thể làm mỏng da, khiến da dễ bị rạn nứt và bầm tím.
- Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh: Thiếu tập luyện, ăn uống không đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều cồn, hút thuốc lá, thiếu ngủ và stress khiến da dễ bị tổn thương từ sâu bên trong.
- Các bệnh lý da liễu: Một số bệnh lý da liễu như: da mụn, viêm da dị ứng, vẩy nến,… cũng có thể là nguyên nhân khiến da mỏng manh và dễ bị tổn thương.
Cách khắc phục da mỏng yếu tại nhà
Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân khiến da mỏng yếu thì chắc hẳn bạn cũng biết nên làm gì để chăm sóc da mỏng và lấy lại vẻ rạng rỡ cho làn da của mình. Dưới đây là cách khắc phục da mỏng yếu tại nhà bạn nên tham khảo và áp dụng:
1. Làm sạch da dịu nhẹ
- Sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, phù hợp với da mỏng yếu để làm sạch da.
- Bạn làm sạch da mặt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, lớp make up… để lỗ chân lông thông thoáng và da có thời gian phục hồi.
- Tránh dùng lực mạnh chà xát da là nguyên nhân khiến da mỏng, thay vào đó trong khi rửa mặt hãy massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Sử dụng nước ấm để rửa sạch mặt, tránh dùng nước nóng hoặc nước lạnh.
2. Dưỡng ẩm đầy đủ
- Với làn da mỏng rất dễ bị kích ứng do lúc này da đang bị yếu, vì vậy bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, phù hợp để cấp ẩm cho da.
- Thoa kem dưỡng ẩm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, sau khi rửa mặt.
3. Sử dụng kem chống nắng
- Tia UV là một trong những nguyên nhân khiến da mỏng yếu. Vì vậy, nên thoa kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên kể cả trời râm mát hay trời nắng, có phổ rộng UVA/UVB, ít 15 phút trước khi ra ngoài trời.
- Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ hoặc khi tiếp xúc nhiều với nước.
4. Đắp mặt nạ dưỡng da
- Với da mỏng yếu nhạy cảm, bạn nên sử dụng các loại mặt nạ lành để tránh gây kích ứng. Ưu tiên lựa chọn mặt nạ có chiết xuất từ thành phần thiên nhiên từ mật ong, dưa chuột, nha đam, bơ…
- Hạn chế sử dụng mặt nạ có tính axit mạnh như cam, chanh và mặt nạ lột để tránh gây bào mòn da.
- Bạn có thể sử dụng các loại mặt nạ cấp ẩm và chứa collagen để giúp phục hồi da tốt hơn. Bên cạnh đó, các loại mặt nạ truyền thống như giấy, kem hoặc gel đều có thể sử dụng được.
- Đắp mặt nạ 2-3 lần mỗi tuần.
5. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
- Bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin E, Omega 3, chất xơ… cho cơ thể. Tránh ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, chất béo không lành mạnh.
- Đảm bảo uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, nên uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày, chia đều vào từng khung giờ để cấp ẩm cho da từ bên trong.
- Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm và hạn chế căng thẳng bằng cách tập yoga, tham gia các hoạt động thể thao… Hãy đảm bảo làn da có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và tái tạo.
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng rượu bia để không làm da mất đi tính đàn hồi, làm hỏng cấu trúc mạch máu, nguyên nhân khiến da mỏng dần theo thời gian.
6. Tránh các tác nhân gây kích ứng cho da
- Tránh để da tiếp xúc trực tiếp thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất độc hại, chất tạo mùi, chất bảo quản,…
- Không sử dụng các sản phẩm tẩy da chết quá thường xuyên.
Kết Luận:
Như vậy, từ những chia sẻ ở trên mong rằng giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến da mỏng cũng như cách khắc phục để cải thiện tình trạng da kịp thời. Hãy nhớ rằng chăm sóc da không chỉ là việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da bên ngoài, mà còn cần tác động từ bên trong cơ thể bạn nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.