Nội dung chính
Thay da sinh học là gì?
Thực tế, thay da sinh học là một tên gọi khác của quá trình peel da. Phương pháp này sẽ dựa vào cơ chế tự tái tạo, sản sinh các tế bào mới của cơ thể khi bị tác động bởi các dung dịch có nồng độ acid. Một số hoạt chất được dùng để thay da sinh học thường gặp là AHA, BHA, Retinol, TCA (acid tricloracetic)… Các hoạt chất này sẽ hoạt động ở tầng thượng bì của da để loại bỏ đi các tế bào đã già cũ, hư tổn, từ đó kích thích da mới hình thành trong thời gian ngắn. Đa phần các sản phẩm dùng để peel da thường được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên và điều chế ở dạng serum.
Phân biệt thay da sinh học với tẩy da chết thông thường
Có thể nhiều người lầm tưởng rằng thay da và tẩy tế bào chết là giống nhau bởi chúng cùng lấy đi lớp da chết bên ngoài. Tuy nhiên, đây lại là hai phương pháp khác nhau:
- Tẩy tế bào chết: Có thể tẩy da chết bằng sản phẩm có sẵn dạng vật lý và hóa học hoặc tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để làm sạch lớp da sừng bong tróc ở bề mặt da. Tần suất được khuyên là 2 – 3 lần/ tuần.
- Thay da sinh học: Sử dụng sản phẩm có nồng độ acid mạnh, độ pH thấp và loại bỏ tế bào chết ở tầng sâu hơn một chút và tần suất phù hợp giữa mỗi lần peel là khoảng 2 – 4 tuần. Một vài loại acid thường xuất hiện trong serum thay da bao gồm acid glycolic, acid lactic, acid salicylic, acid polyhydroxy…
Tác dụng của peel da
Peel da sẽ mang đến một số lợi ích cho da mặt như:
1. Làm đều màu da
Đây là công dụng nổi bật của việc lột da sinh học. Các khuyết điểm trên da liên quan đến sắc tố như thâm sạm, nám, đồi mồi, loang lổ không đều màu… do tiếp xúc với tia UV và các bụi bẩn hàng ngày sẽ được cải thiện khá rõ rệt sau khi peel. Bên cạnh các hoạt chất có tính tẩy mạnh thì trong các sản phẩm này thường sẽ chứa thêm nhiều dưỡng chất có lợi để nuôi dưỡng da. Chính vì thế, thay da sinh học giúp lấy đi lớp da kém sắc này, thay thế bằng các tế bào căng khỏe, đều màu, đồng thời ức chế sản sinh melanin để ngăn chặn nám, tàn nhang hình thành.
2. Trẻ hóa da
Việc tái tạo da, tăng lượng collagen tự nhiên cũng là cách để trẻ hóa làn da, giúp khắc phục các tình trạng về da khô sạm, thiếu độ đàn hồi, nhăn nheo… Nếu thực hiện đúng cách và đảm bảo an toàn thì thay da sẽ giúp mang lại làn da hồng hào, căng bóng và săn chắc hơn.
Nhờ nồng độ acid cao mà các sản phẩm lột da sẽ giúp lấy đi từng lớp da chết kèm theo đó là phần thâm do mụn để lại cũng sẽ biến mất dần dần. Ngoài ra, phần nhân mụn cũng sẽ được đẩy lên bề mặt da nhanh hơn nên dễ dàng để loại bỏ.
3. Kích thích tái tạo da
Khi tế bào chết bị loại bỏ đi, khi đó cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo và sản sinh tế bào mới để thay thế vị trí của các vùng da này. Không chỉ vậy, thay da sinh học còn giúp kích thích tăng sinh collagen và elastin để da mới khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi tác hại từ môi trường bên ngoài, đồng thời tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng da khác.
4. Thu nhỏ lỗ chân lông
Đây cũng là tác dụng được nhiều người mong chờ khi thực hiện thay da sinh học. Se khít lỗ chân lông giúp cho làn da thêm mịn màng, ngăn chặn vi khuẩn cùng bụi bẩn xâm nhập vào sâu bên trong. Điều này cũng góp phần kiểm soát dầu nhờn trên da khá hiệu quả.
Các mức độ khi thay da
Thay da sinh học sẽ được chia là 3 cấp độ, cụ thể như sau:
1. Thay da sinh học bề mặt
Bạn có thể tự thay da sinh học bề mặt tại nhà bởi đây là mức nhẹ . Lúc này, lớp tế bào chết ở bề mặt da sẽ bong đi để nhường chỗ cho da mới tái tạo khỏe mạnh nên thường không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc cũng như dễ dàng tự thực hiện.
2. Thay da sinh học trung bình
Theo các chuyên gia, từ cấp độ thay da này trở đi, bạn cần thực hiện tại các cơ sở thẩm mỹ để đảm bảo độ an toàn, tránh gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Mức độ trung bình này sẽ tác động sâu hơn nên hiệu quả cải thiện nám, tàn nhang hay vết thâm cũng sẽ rõ rệt hơn. Để làm được điều này, bạn cần phải gây tê, làm lạnh da để tránh bị bỏng do acid nồng độ cao. Đó cũng là lý do vì sao bạn không nên tự thực hiện tại nhà.
3. Thay da sinh học chuyên sâu
Đây là mức độ cao của việc thay da và cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao về da liễu. Các sản phẩm peel da chuyên sâu có thể gây bỏng, đau rát cho da nếu như bạn sử dụng không cẩn thận.
Những lưu ý khi thay da sinh học
Trước, trong và sau khi peel da bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để đạt được hiệu quả tối ưu.
1. Trước khi peel
Mặc dù đây là phương pháp làm đẹp hiện đại nhưng vẫn có sự tác động sâu vào các tầng da nên không phải tình trạng da nào cũng có thể thực hiện. Vì thế, trước khi quyết định thay da sinh học, bạn nên cân nhắc xem làn da của mình có phù hợp hay không. Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bạn không nên peel mà nên tìm kiếm phương pháp chăm sóc da khác.
Đối tượng không nên peel da
- Da quá nhạy cảm, đang bị nhiễm khuẩn hoặc có vết thương hở
- Có tiền sử kích ứng với các loại acid: AHA, BHA, PHA,…
- Người đang mắc bệnh về da liễu như bệnh chàm, viêm da, vảy nến..
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Chuẩn bị trước khi peel
- Ngưng sử dụng các sản phẩm chứa AHA, BHA, Vitamin C khoảng là 2 ngày
- Ngưng sử dụng các loại Retinol, Tretinoin, Hydroquinone dạng bôi khoảng là 7 ngày
- Ngưng sử dụng Isotretinoin khoảng 30 ngày
- Tập trung dưỡng ẩm da để đảm bảo đủ độ ẩm để quá trình tái tạo hiệu quả hơn
2. Trong khi peel
Trong quá trình peel da, một trong những điều cần lưu ý đó là để lớp da bong tróc tự nhiên, tránh dùng tay bóc hoặc dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình bong và thay da nhanh hơn, hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để giúp đào thải độc tố, giúp da đủ ẩm. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn cũng nên hạn chế thức ăn mặn bởi muối sẽ làm cho da bị tích nước khiến mặt có cảm giác sưng lên.
3. Sau khi thay da
Hiện tượng đầu tiên và cũng thường gặp sau khi thực hiện thay da sinh học đó là làn da có phần ửng đỏ, tiếp đó là bong tróc. Tuy nhiên, một vài trường hợp xuất hiện tình trạng sạm da sau khi peel bởi một vài nguyên nhân như chưa chú trọng bảo vệ da khỏi tia nắng mặt trời, chăm sóc da chưa đúng cách. Thêm vào đó, khi gặp hiện tượng da ửng đỏ liên tục trong nhiều ngày và đi kèm với ngứa ngáy, đau rát thì bạn nên thăm khám tại các cơ sở chuyên về da liễu để có cách phục hồi nhanh chóng.
Một số biến chứng có thể gặp khi thay da sai cách mà bạn cần lưu ý bao gồm:
- Da nổi mụn không kiểm soát, chủ yếu là mụn viêm, nếu không xử lý kịp thời sẽ trở thành nhiễm trùng.
- Da bị kích ứng, chảy dịch bất thường
- Sạm đen, có thể để lại sẹo
4. Khoảng cách giữa các lần thay da sinh học là bao lâu?
Tùy thuộc vào từng mức độ peel da mà chúng ta cần tuân thủ khoảng cách thực hiện giữa mỗi lần để đảm bảo vừa an toàn vừa hiệu quả. Ngoài ra, khả năng đáp ứng của da với các hoạt chất thay da cũng là yếu tố để các bác sĩ quyết định lần thay da tiếp theo. Theo đó, trung bình mỗi lần peel sẽ cách nhau từ 2 – 4 tuần.
Có thể thấy, làm đẹp bằng cách thay da sinh học đang được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện các vấn đề kém sắc của da. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tự thực hiện tại nhà bởi nếu làm sai cách thì làn da của bạn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và rất khó để phục hồi theo cách thông thường. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo liệu pháp trẻ hóa da hiện đại tại Viện thẩm mỹ KangJin với những ưu điểm vượt trội như tăng sinh collagen, cải thiện da nám, không đều màu, chảy xệ, nhăn nheo… Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình chăm sóc và dưỡng da khỏe đẹp, rạng rỡ của các chị em.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.