Nội dung chính
Tẩy tế bào chết cho môi có tác dụng gì?
Tẩy da chết cho môi là bước quan trọng giúp môi tẩy hết các tế bào chết, son và các hợp chất có trong son gây sạm màu môi. Từ đó giúp môi tái tạo da non, khiến da đều màu hơn.
Công dụng của việc tẩy tế bào chết môi bạn không nên bỏ qua:
- Làm căng bóng, hồng hào môi.
- Loại bỏ hoàn toàn lớp tế bào chết già cỗi, lớp da sần sùi, trả lại môi vẻ mịn màng, căng mướt.
- Thúc đẩy da môi tái tạo da mới. Là tiền đề giúp môi hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm son dưỡng hay mặt nạ môi một cách hiệu quả.
- Đây cũng là cách để son lên màu chuẩn và giữ màu lâu trôi hơn.
- Tẩy da chết sẽ cải thiện khả năng giữ nước của môi, từ đó tình trạng môi khô, nứt nẻ, bong tróc sẽ được hạn chế tối đa.
- Tẩy tế bào chết còn giúp da môi được thay mới kịp thời, giúp giảm thâm sạm.
Nên tẩy tế bào chết cho môi mấy lần 1 tuần là tốt ?
Tẩy tế bào chết môi có nhiều cách làm nhưng các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên áp dụng hàng ngày. Tần suất tốt để sử dụng là 1 tuần/lần và 4 lần/ tháng. Việc lạm dụng phương pháp này rất dễ gây phản tác dụng, da bị bào mòn dễ tổn thương, bong tróc và chảy máu.
- Đối với mùa hè bạn chỉ nên sử dụng tẩy da chết 1 lần/tuần.
- Đối với mùa đông thì áp dụng 1 – 2 lần/tuần, vì thời tiết hanh khô hơn mùa hè.
Đối với da môi nhạy cảm không thể sử dụng được mỹ phẩm, bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để tẩy tế bào chết cho môi như bã cafe, mật ong, dầu dừa,… Chúng vừa an toàn vừa lành tính, mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
8 Cách tẩy da chết cho môi ngay tại nhà
Sau khi biết nên tẩy da chết ở môi bao nhiêu lần 1 tuần, bạn có thể điều chỉnh thời gian chăm sóc da môi phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số mẹo tẩy tế bào chết môi dưới đây:
1. Mẹo tẩy tế bào chết môi bằng đường và dầu oliu
Đường mía được xem như một nguyên liệu tuyệt vời để thanh tẩy các lớp bụi bẩn trên bề mặt môi. Những tinh thể đường còn thúc đẩy quá trình chữa lành, chống khô nứt và đau rát do nẻ.
Dầu oliu cũng làm sạch bề mặt da hiệu quả nhờ vào thành phần axit béo chuỗi trung bình.
Kết hợp đường và dầu oliu sẽ là phương thuốc giảm thâm xỉn hiệu quả, dưỡng dáng môi căng hồng quyến rũ.
Cách làm:
Bước 1: Lấy ra 1 thìa đường nâu (đường mía), trộn cùng 1 thìa dầu oliu và 50ml nước ấm.
Bước 2: Thoa lên 2 cánh môi, mỗi 5 phút lại phủ thêm 1 lớp và lặp lại 3 – 4 lần.
Bước 3: Để khoảng 15 phút và dùng nước rửa sạch môi, massage nhẹ rồi lau khô.
2. Công thức tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline
Vaseline là sản phẩm có công dụng dưỡng da khô ráp, và đương nhiên có thể dùng vaseline để tẩy da chết môi.
Chế phẩm này có kết cấu mỏng nhẹ, không chứa axit nên sẽ không mài mòn da môi.
Bạn có thể kết hợp vaseline với hỗn hợp muối trắng và đường cát để gia tăng thêm hiệu quả chăm sóc da môi. Vừa có công dụng trẻ hóa, vừa làm sạch bề mặt biểu bì.
Cách thực hiện:
Bước 1: Trộn nửa thìa muối tinh cùng nửa thìa đường, hãy nghiền hoặc xay thành bột.
Bước 2: Hòa vào 1/3 bát nước và bỏ thêm ít vaseline, khuấy tan rồi để ngăn tủ lạnh 30 phút.
Bước 3: Đắp mặt nạ vừa làm lạnh lên môi khoảng 10 – 15 phút rồi rửa sạch.
3. Nước ép bưởi
Nước ép bưởi là nguồn cung cấp vitamin C tự nhiên giúp cho bờ môi khỏe và đàn hồi hơn trông thấy. Các khoáng chất và axit trong loại quả này hoạt động như bộ máy thanh lọc chất bẩn, bài trừ độc tố.
Bạn nên ưu tiên dùng nước ép vỏ bưởi để tận dụng được hết những dưỡng chất có ích cho dưỡng môi, vì trong đó chứa cả vitamin A, E và nhóm B.
Các bước như sau:
Bước 1: Lấy khoảng 15gram vỏ bưởi tươi, ngâm nước muối rửa sạch và xay nhuyễn.
Bước 2: Thêm nước để điều chỉnh độ đặc sệt, sau đó thoa lên vùng môi.
Bước 3: Đắp 2 – 3 lượt dưỡng chất rồi giữ trong vòng 15 phút trước khi rửa.
4. Với dầu dừa
Dầu dừa không những có thể dùng làm mặt nạ dưỡng da mà còn sử dụng để loại bỏ tế bào chết môi cũng cực kỳ hiệu quả. Tinh dầu dừa có kết cấu khá mỏng nhẹ, mang tới công dụng: chống khô, khử trùng, xóa thâm,… tuyệt vời.
Thành phần vitamin E trong dầu dừa giúp da môi thoát khỏi nguy cơ khô mỏng và nhiều đường vân.
Các bước:
Bước 1: Rửa sạch tay và lau khô, sử dụng vài giọt dầu dừa rồi thoa lên bề mặt môi.
Bước 2: Chà xát môi vài lượt rồi dùng khăn ướt lau sạch.
Bước 3: Tiếp tục massage môi 2 – 3 phút để loại bỏ tối đa tế bào chết. Và có thể bôi dưỡng môi sau khi tẩy da chết.
5. Bằng dâu tây
Dâu tây cung cấp vitamin C giúp đôi môi sạch khuẩn và tươi tắn, nhờ đó những sợi mô collagen được gắn kết chặt chẽ hơn.
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa (điển hình là axit ellagic) góp phần duy trì sự đàn hồi cho da, bờ môi không còn những dấu hiệu thâm xỉn hay bong vảy.
Trong trái dâu tây cũng chứa nhiều nước, giúp dưỡng ẩm cho môi và giảm sự tác động của các nhân tố bên ngoài. Sau đây là cách làm:
Bước 1: Rửa sạch 1 quả dâu chín, ép lấy nước và để lạnh trước khi dùng.
Bước 2: Ngâm vào 1 – 2 miếng bông rồi thoa lên môi, ủ nguyên trong 10 – 15 phút.
Bước 3: Gỡ bỏ miếng bông và rửa sạch môi, thoa kem dưỡng.
6. Dưa leo
Dưa leo cũng là một lựa chọn tẩy da môi bong tróc rất an toàn và lành tính. Thanh phần chứa nhiều vitamin A, D, C có tác dụng củng cố thành tế bào, hỗ trợ xây dựng bề mặt môi dày khỏe và không bị lão hóa sớm.
Nguyên liệu này rất giàu khoáng chất giúp cấp ẩm và giảm bong tróc. Cùng theo dõi cách làm:
Bước 1: Rửa và cắt lấy ½ quả dưa leo tươi, cho vào máy xay.
Bước 2: Bôi dưỡng chất lên môi, thư giãn thả lỏng trong 10-15’.
Bước 3: Rửa lại với nước mát và dùng bông thấm miết nhẹ nhàng, lau khô rồi thoa dầu dưỡng.
Quan tâm: 6 Cách đắp mặt nạ dưa leo đúng cách cải thiện sau 1 tháng
7. Baking soda
Baking soda có đặc tính nổi bật là ức chế vi khuẩn, thải bỏ độc tố nên cũng được dùng tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, nguyên liệu này có thể gây khô môi nên bạn phải kết hợp dùng kem dưỡng ngay sau đó.
Cách tẩy da vật lý với soda thường chỉ hợp với da môi dày, chưa xuất hiện dấu hiệu lão hóa và không bị “hạn hán” quá mức.
Bước 1: Lấy ra 1 thìa bột soda (5gr), làm sệt bằng nửa bát nước.
Bước 2: Thoa lên bờ môi, giữ khoảng 5 – 7 phút.
Bước 3: Rửa bằng khăn mềm và nước mát, miết nhẹ trên môi vài lần.
8. Bã cà phê
Bã cà phê chứa thành phần caffeine – đặc tính kháng oxy hóa mạnh. Chất này hỗ trợ chống khuẩn và xoa dịu mảng thâm, giữ da sạch mịn.
Đây là phương thuốc rất hữu hiệu dành cho người có bờ môi nhăn nheo, bởi các tinh chất trong bã cà phê còn có tác dụng kích thích sản sinh collagen và sắc tố sáng màu.
Cách làm:
Bước 1: Trộn ½ thìa bã cà phê vào nửa chén nước, có thể thêm mật ong/sữa tươi tùy sở thích.
Bước 2: Ủ dưỡng chất lên môi, giữ nguyên 15 phút.
Bước 3: Dùng nước mát rửa sạch, xoa đều để loại bỏ cặn bẩn rồi lau khô.
Lưu ý khi tẩy da chết đúng cách đạt hiệu quả
Để quá trình tẩy da chết ở môi đạt hiệu quả như mong muốn, bạn cần nắm rõ một số lưu ý như sau:
- Không lạm dụng tẩy da chết quá nhiều lần. Như đã đề cập bạn chỉ nên tẩy 1 lần/tuần vào mùa hè, có thể 1 – 2 lần/tuần vào mùa đông.
- Sau bước tẩy da chết cho môi hãy sử dụng son dưỡng môi ngay. Vì đây là thời điểm tốt để da hấp thụ dưỡng chất, dưỡng da căng mịn hồng hào.
- Thao tác tẩy da chết cũng cần được chú ý: Để tránh làm tổn thương môi hãy massage nhẹ nhàng khiến môi càng thêm mỏng, yếu và bong tróc, bạn hãy chú ý nhẹ tay khi tẩy da chết.
- Không tẩy da chết khi môi đang bị tổn thương như: Chảy máu, mưng mủ hay có dấu hiệu bất thường đều không tẩy da chết. Thực hiện tẩy da chết lúc này chỉ làm tình trạng tệ hơn mà thôi.
Qua bài viết chắc hẳn bạn không còn lăn tăn về câu hỏi nên tẩy tế bào chết cho môi mấy lần 1 tuần hay bao lâu mới cần tẩy nữa rồi. Hi vọng bạn sẽ luôn có một đôi môi căng hồng, quyến rũ và đừng quên tiếp tục đồng hành với Viện Thẩm Mỹ KangJin trong những bài viết sau.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.