Nội dung chính
Khái niệm da mất sắc tố
Mất sắc tố da là tình trạng da mất đi một phần hoặc toàn bộ sắc tố melanin hay giảm các té bào sinh ra sắc tố melanocyte, dẫn đến các đốm nâu hoặc mảng trắng xuất hiện trên da. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.
Melanin là một loại sắc tố đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi cơ thể sản xuất quá ít melanin hoặc melanin phân bố không đều, da sẽ bị mất sắc tố.
Có hai loại mất sắc tố chính:
- Mất sắc tố nguyên phát: Do các yếu tố di truyền hoặc rối loạn tự miễn.
- Mất sắc tố thứ phát: Do các nguyên nhân bên ngoài như: Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, chấn thương hoặc nhiễm trùng da, do tác dụng phụ của thuốc. Hay mắc một số bệnh lý như bạch biến, bệnh vitiligo.
Dấu hiệu nhận biết da bị mất sắc tố
Dấu hiệu dễ nhận thấy là da của người bệnh bị mất sắc tố sẽ bị loang lổ. Mức độ loang lổ của da phụ thuộc vào mức độ rối loạn sắc tố da ít hay nhiều. Dưới đây là cụ thể các dấu hiệu mất sắc tố da bạn nên tham khảo:
- Xuất hiện các đốm trắng hoặc mảng trắng trên da: Đây là dấu hiệu phổ biến của da bị mất sắc tố. Các đốm trắng có thể có kích thước và hình dạng khác nhau, thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, tay, chân.
- Da mất đi màu sắc tự nhiên: Da có thể trở nên nhợt nhạt, trắng hơn so với màu da bình thường.
- Thay đổi màu sắc tóc hoặc mắt: Trong một số trường hợp, da bị mất sắc tố cũng có thể ảnh hưởng đến màu sắc tóc hoặc mắt, khiến tóc bạc sớm hoặc mắt có màu nhạt hơn.
- Ngứa hoặc rát da: Một số người bị mất sắc tố có thể cảm thấy ngứa hoặc rát da ở các vùng bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây tình trạng mất sắc tố da
Như đã chia sẻ ở trên, da mất sắc tố có hai dạng chính là do bệnh di trường hoặc do làn da bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài gây nên.
- Do yếu tố di truyền: Nếu di truyền các căn bệnh như bệnh bạch biến, bạch tạng thì một phần hoặc toàn bộ làn da ngay từ khi sinh ra đã bị mất sắc tố, dẫn đến tình trạng làn da của người bệnh thường trắng hơn rất nhiều so với tông da thông thường.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Làn da phải chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, có thể làm hỏng các tế bào sản sinh melanin, dẫn đến mất sắc tố da.
- Làn da bị tổn thương: Một số loại nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây ra nhiễm trùng da, dẫn đến mất sắc tố ở vùng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các vết thương, bỏng hoặc các tổn thương khác gây viêm da có thể ảnh hưởng đến các tế bào sản sinh melanin, dẫn đến da mất sắc tố tại chỗ.
- Da mất sắc tố sau khi dùng laser: Việc sử dụng laser quá mức có thể gây tổn thương cho tế bào melanocyte, khiến cơ thể không đủ thời gian sản xuất melanin. Từ đó, màu da dần trở nên sáng hơn và bị mất sắc tố. Tình trạng này thường xảy ra sau khi thực hiện các liệu pháp laser để trẻ hóa da hoặc điều trị nám.
Mất sắc tố da có chữa được không?
Khi gặp phải tình trạng da bị mất sắc tố, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm liệu rằng “mất sắc tố da có tự hồi phục được không hay mất sắc tố da có mang tật vĩnh viễn hay không”.
Da mất sắc tố có thể chữa được hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Đối với một số trường hợp mất sắc tố do nguyên nhân nhẹ như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc do làn da bị tổn thương, da có thể tự phục hồi sau một thời gian. Tuy nhiên, đối với những trường hợp do nguyên nhân di truyền hoặc bệnh lý nền, việc điều trị thường chỉ giúp cải thiện tình trạng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Cách điều trị mất sắc tố da tại nhà
Mặc dù việc điều trị da mất sắc tố hoàn toàn tại nhà là khó khăn, nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng da và ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Dưới đây là một số cách điều trị mất sắc tố da tại nhà an toàn và hiệu quả:
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày
Kem chống nắng là bước quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa da mất sắc tố. Hãy chọn kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên và có khả năng chống tia UVA và UVB.
Thoa kem chống nắng đều đặn lên da, bao gồm cả mặt, cổ, tay và chân, ít 15 phút trước khi ra ngoài trời nắng và thoa lại sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi hoặc bơi lội.
Dùng các sản phẩm dưỡng da chứa thành phần kích thích sản sinh melanin
Một số thành phần hiệu quả cho mất sắc tố da bao gồm: Hydroquinone, Kojic acid, Azelaic acid, Vitamin C, Vitamin E…
Nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa các thành phần này theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ làn da
Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời, cụ thể là vào khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Che chắn da bằng áo, mũ và kính râm khi ra ngoài trời nắng.
Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy da hoặc làm trắng da vì có thể khiến da mất sắc tố thêm nghiêm trọng.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn
Tập trung bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác để giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và kích thích sản sinh melanin. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt. Hạn chế tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đồ ngọt.
Nên uống đủ nước 2-2,5 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm, tránh căng thẳng để làn da có thời gian thư giãn phục hồi và tái tạo tế bào mới
Lưu ý, nếu nhận thấy dấu hiệu tình trạng mất sắc tố da nặng và không thể điều trị tại nhà, bạn nên đến các bệnh viện da liễu uy tín để được điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa mất sắc tố da
Để tránh phải tìm cách khắc phục khi da bị mất sắc tố, bạn nên tập trung vào việc phòng ngừa từ sớm. Mất sắc tố do các bệnh bạch biến và bạch tạng không thể ngăn ngừa được. Những bệnh này có thể được di truyền qua các thế hệ. Vì vậy, nếu trong gia đình có người mắc bệnh da mất sắc tố vĩnh viễn, bạn cũng có nguy cơ bị bệnh này.
Trong khi đó, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng mất sắc tố da tạm thời bằng cách:
- Chăm sóc da đúng cách, nếu thấy có dấu hiệu tăng giảm sắc tố da bất thường cần đến bệnh viện da liễu để thăm khám sớm.
- Tránh để da bị viêm nhiễm nặng, nếu da bị viêm nhiễm hay chăm sóc vùng da bị tổn thương cẩn thận để tránh gây mất sắc tố sau viêm.
- Không gãy, cào xước hay nặn da, nếu da bị bong tróc hay tập trung cấp ẩm để da phục hồi nhanh hơn.
- Không lạm dụng phương pháp laser để điều trị các bệnh da liễu. Cần lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ laser uy tín, đảm bảo an toàn.
Kết Luận: Mất sắc tố da là tình trạng hiếm gặp hơn tăng sắc tố, tuy nhiên nếu không phát hiện các dấu hiệu sớm và điều trị kịp thời, sẽ khiến bạn mất tự ti về ngoại hình của mình. Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng da mất sắc tố, từ đó có biện pháp phòng ngừa để sở hữu làn da trắng sáng và khỏe mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.