Nội dung chính
Tại sao mùa hè dễ gặp các bệnh lý về da?
Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời, nhưng cũng là giai đoạn mắc các bệnh về da mùa hè thường gặp, do một số yếu tố chính.
- Nắng nóng và tia UV mạnh có thể gây tổn thương cho da, làm giảm độ ẩm tự nhiên của da, gây khô da, nếp nhăn, mất độ đàn hồi và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về da.
- Sự gia tăng đổ mồ hôi trong mùa hè có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn và viêm da.
- Tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ có thể dẫn đến bỏng nắng và tăng nguy cơ ung thư da.
- Hóa chất trong sản phẩm chống nắng hoặc thay đổi môi trường như độ ẩm cao cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề về da như viêm da tiếp xúc.
- Uống ít nước dẫn đến da khô, mất nước.
- Ăn nhiều đồ cay nóng gây kích ứng da.
- Mặc quần áo bó sát gây bí bách, khó chịu, tăng tiết mồ hôi.
Các bệnh về da mùa hè thường gặp
Dưới đây là các bệnh lý về da thường mắc phải vào mùa hè, bạn nên chú ý để có biện pháp khắc phục và phòng ngừa hiệu quả:
1. Cháy nắng
Đây là một trong các bệnh về da mùa hè thường gặp, có khả năng làm nguy cơ cao bị ưng thư da.
Nguyên nhân: Da bị tổn thương do tiếp xúc quá mức với tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV có hai loại chính là UVA và UVB, cả hai đều gây hại cho da nhưng với những tác động khác nhau. Trong đó, tia UVB là loại tia gây ra các triệu chứng cháy nắng rõ rệt như đỏ da, bỏng rát, phồng rộp.
Triệu chứng: Da bị đỏ rát, cảm giác nóng rát, đau nhức sau vài giờ tiếp xúc với ánh nắng. Da bị sưng, phồng rộp lên, đặc biệt ở vùng da mỏng. Bên cạnh đó, cơ thể còn cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ.
Cách điều trị:
- Làm mát da: Tắm bằng nước ấm, đắp khăn lạnh lên vùng da bị cháy nắng.
- Uống thuốc giảm đau: Nếu cảm thấy phần da bị đau nhức nghiêm trọng, lưu ý theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước: Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để bù nước cho cơ thể.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp làm dịu da và ngăn ngừa bong tróc.
2. Rôm sẩy
Rôm sảy hay còn gọi là nổi phát nhiệt, là một trong các bệnh về da mùa hè thương gặp nhưng lành tính có thể tự khỏi và thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị bệnh lý này khi vào thời điểm nóng ẩm thất thường.
Nguyên nhân: Rôm sảy là tình trạng viêm da xảy ra khi tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn, khiến mồ hôi không thoát ra được mà bị ứ đọng lại bên trong da. Mặc quần áo quá chất, hoạt động thể lực quá sức mà da không được làm sạch và thay quần áo kịp thời sẽ gây rôm sảy…
Triệu chứng: Biểu hiện của bệnh rôm sảy là sẩn các nốt đỏ hồng, trên có mụn nước hoặc mụn trắng xen lẫn. Các vị trí thường dễ bị rôm sẩy là vùng cổ, nách, bẹn và lưng.
Cách điều trị:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch, sử dụng sữa tắm dịu nhẹ.
- Mặc quần áo thoáng mát: Chọn chất liệu vải cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
- Uống đủ nước: Giúp cơ thể mát mẻ và đào thải độc tố.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao: Ở trong phòng có điều hòa, tránh hoạt động quá sức trong thời tiết nóng bức.
- Sử dụng phấn rôm: Giúp da khô thoáng, giảm ma sát.
3. Viêm nang lông
Viêm nang lông là một trong các bệnh về da mùa hè thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người có làn da dầu hoặc thường xuyên cạo râu, tẩy lông.
Nguyên nhân: Do da bị nhiễm khuẩn vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông. Tình trạng lông mọc người, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, mặc quần áo quá chất hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng: Da xuất hiện các mụn nhỏ, đỏ có thể chứa mủ xung quanh nang lông. Ngoài ra, còn đi kèm với các triệu chứng như ngứa rát, đau hoặc sưng…
Cách điều trị:
- Vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ, tránh chà xát mạnh vùng da bị viêm.
- Mặc quần áo thoáng mát: Chọn quần áo bằng chất liệu mềm mại, cotton, khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh cạo hoặc nhổ lông: Cho đến khi da lành hẳn.
- Không nặn mụn: Điều này có thể làm lây lan vi khuẩn và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Sử dụng các sản phẩm tự nhiên như nha đam, mật ong, dầu dừa thoa lên vùng da bị nang lông để làm giúp da, kháng viêm.
- Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc bôi corticoid theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp giảm viêm và ngứa.
4. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu phổ biến, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong các bệnh về da mùa hè thường gặp.
Nguyên nhân: Do tiết bã nhờn sản xuất quá nhiều, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây mụn, đặc biệt là vào mùa hè khi da tiết nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, việc chăm sóc da không đúng cách, yếu tố di truyền, căng thẳng… cũng là gia tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.
Triệu chứng: Làn da xuất hiện mụn đầu đen, mụn trắng, thậm chí là mụn mủ hoặc mụn bọc bị sưng đỏ và gây đau. Mụn trứng cá thường bị phổ biến ở vùng mặt, tuy nhiên nó có thể hình thành ở vùng lưng và ngực.
Cách điều trị:
- Vệ sinh da sạch sẽ: Rửa mặt 2 lần/ngày bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa dầu.
- Không nặn mụn: Nặn mụn có thể làm lây lan vi khuẩn và để lại sẹo.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Uống đủ nước: Giúp da khỏe mạnh và đào thải độc tố.
- Sử dụng các sản phẩm tự nhiên: Nha đam, mật ong, dầu tràm trà có tác dụng kháng viêm, làm dịu da.
- Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc bôi ngoài có chứa một trong các thành phần như Benzoyl peroxide, Axit salicylic, Retinoids. Ngoài ra, có thể uống các loại thuốc kháng sinh để diệt khuẩn gây mụn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các cách phòng ngừa các bệnh về da mùa hè thường gặp
Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về da vào mùa thường, bạn nên tham khảo:
- Dùng kem chống nắng mỗi ngày: Đây là biện pháp hàng đầu để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30+ trở nên, phù hợp với loại da, bôi trước khi ra ngoài 20 phút kể cả khi trời râm mát.
- Dùng đồ bảo vệ che chắn da: Khi ra ngoài, bên cạnh bôi kem chống nắng, bạn hãy mặc áo chống nắng, đội mũ, đeo khẩu trang và kính râm.. để bảo vệ làn da của mình.
- Tránh ra ngoài vào giờ nắng gắt: Thời gian ánh nắng mặt trời gay gắt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Vì vậy, bạn nên tránh ra ngoài vào khung giờ này nếu không có việc gì quan trọng, để hạn chế mắc các bệnh về da mùa hè thường gặp.
- Cấp đủ độ ẩm cần thiết cho da: Vào mùa hè da thường cần độ ẩm nhiều hơn, để tránh bị khô ráp, bong tróc. Vì vậy, bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp và uống đủ nước mỗi ngày để duy trì làn da luôn mịn màng từ bên ngoài và bên trong.
- Thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày: Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất giúp da khỏe mạnh. Hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, có ga…
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ: Giữ nhà cửa thông thoáng, mở cửa sổ để không khí lưu thông, tránh ẩm mốc. Vệ sinh chăn màn thường xuyên để giảm thiểu vi khuẩn gây hại cho da.
- Hạn chế tiếp xúc da với hóa chất: Các sản phẩm hóa chất có thể gây kích ứng và gây các bệnh về da mùa hè thường gặp, vì vậy bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng. Khi phải sử dụng, hãy đảm bảo bảo vệ da bằng cách mặc đồ bảo hộ như găng tay, quần áo bảo hộ, và các thiết bị bảo vệ khác.
Trên đây là thông tin về các bệnh về da mùa hè thường gặp, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng các bệnh lý không cải thiện, bạn nên đến các cơ sở ý tế để gặp bác sĩ da liễu thăm khám, từ đó có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh để lâu gây tổn thương da nghiêm trọng hơn.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.