Nội dung chính
Da vàng thiếu chất gì?
Vàng da hay còn gọi là hoàng đản, là tình trạng bilirubin tăng đột ngột trong máu. Một trong những nguyên nhân gây vàng da sinh lý có thể là biểu hiện khi thiếu các chất sau:
Thiếu chất sắt
Da vàng thiếu chất gì? Theo các chuyên gia, vàng da là tình trạng người bệnh bị thiếu máu do cơ thể không được cung cấp đủ chất sắt. Sắt là một khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của con người. Thiếu sắt không chỉ làm da bạn trở nên vàng vọt mà còn đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, và suy nhược cơ thể.
Dư thừa Caroten
Ngoài việc thiếu sắt, tình trạng da vàng còn có thể do dư thừa caroten trong cơ thể. Caroten – là chất có nhiều trong các loại rau củ màu vàng như đu đủ, cà rốt, xoài, cũng có mặt trong thực phẩm khác như lòng đỏ trứng, đậu bắp, súp lơ xanh và bí ngô. Khi bạn thường xuyên tiêu thụ những thực phẩm này, có thể dẫn đến lượng caroten tích tụ trong máu, gây ra tình trạng da vàng. Để cải thiện tình trạng này, bạn chỉ cần giảm lượng thực phẩm chứa caroten trong chế độ ăn của mình.
Bị vàng da là bệnh gì?
Thông thường, vàng da không được coi là một căn bệnh mà chỉ là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý về gan, mật, thận và hồng cầu. Ngoài những nguyên nhân trên, vàng da còn cảnh cáo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như:
Các bệnh về gan
Khi tế bào gan suy giảm cả về số lượng lẫn chức năng, gan không còn khả năng thu nhận và xử lý bilirubin hiệu quả. Khi bilirubin không được lọc qua gan, nó sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến tình trạng vàng da. Suy giảm tế bào gan có thể do nhiễm virus, thói quen uống rượu bia, thuốc lá, hoặc ăn uống nhiều đồ cay nóng.
Một số bệnh gan phổ biến cần lưu ý bao gồm viêm gan A, B, C, D, xơ gan và ung thư gan.
Bệnh về ống mật chủ
Dịch mật từ gan được truyền đến túi mật qua các ống mật nhỏ. Gan có nhiệm vụ lọc bilirubin, do đó, dịch mật chứa một lượng bilirubin định. Khi dịch mật chuyển hóa và hình thành sỏi, sỏi có thể làm tắc ống mật chủ, cản trở sự lưu thông của dịch mật. Điều này dẫn đến sự tích tụ bilirubin trong máu hoặc ruột, gây ra tình trạng vàng da.
Nguyên nhân gây tắc ống mật chủ có thể bao gồm ung thư đầu tụy, làm hẹp đường dẫn mật; ung thư túi mật, làm tắc ống mật chủ; hoặc một số loại thuốc làm giảm dòng chảy của dịch mật và giảm khả năng đào thải bilirubin.
Bệnh về hồng cầu
Khi bilirubin được sản xuất vượt quá mức bình thường, gan không thể xử lý kịp lượng lớn bilirubin này, dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin trong máu và gây ra hiện tượng vàng da.
Ngoài ra, bilirubin cũng có thể bị phá hủy do một số bệnh lý khác như thiếu men glucose-6-phosphate dehydrogenase, sốt rét, hoặc tụ máu ở mô.
Vàng da ở trẻ sơ sinh do một số bệnh lý
Tỉ lệ vàng da xảy ra ở trẻ sơ sinh nhiều hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân đó là:
- Bầm tím khi sinh hoặc tình trạng chảy máu nội bộ khác
- Nhiễm trùng
- Thiếu enzyme G6PD
- Không đồng nhóm máu với người mẹ
- Rối loạn di truyền như hội chứng Gilbert
- Các khuyết tật bẩm sinh của màng tế bào hồng cầu (như bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, hồng cầu hình bia bắn, Rối loạn chuyển hóa galactose huyết);
- Hoặc các bệnh lý như xơ nang và nhược giáp có thể dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh.
Vàng da bệnh lý là một vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, nồng độ bilirubin trong máu có thể tăng cao, gây tổn thương não cấp tính và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong.
Bị vàng da có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của vàng da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu vàng da là triệu chứng của bệnh lý khác, cần phải được điều trị sớm để ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ, các bệnh viêm gan virus, viêm gan tự miễn, và viêm gan do rượu nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Các nguyên nhân tắc mật như sỏi ống mật chủ hoặc u đường mật nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng đường mật, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, và tử vong.
Vàng da chỉ là một triệu chứng và không đủ để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân gặp tình trạng vàng da, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời.
Điều trị vàng da như thế nào ?
Việc điều trị vàng da phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu vàng da do rối loạn chức năng gan, việc điều trị bệnh gan sẽ giúp thay đổi nồng độ bilirubin trong cơ thể.
Đối với viêm gan do rượu hoặc thuốc, trước tiên cần ngừng sử dụng các chất này. Nếu nguyên nhân là viêm gan virus, bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus hoặc điều trị triệu chứng, và bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài việc điều trị bệnh, bệnh nhân nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống dinh dưỡng, tránh thực phẩm có hại cho gan, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thể thao để hỗ trợ hồi phục gan và giảm triệu chứng vàng da.
Trong trường hợp viêm đường mật nguyên phát, acid ursodeoxycholic (UDCA) thường là lựa chọn đầu tay. Đối với vàng da do tắc nghẽn, các phương pháp như nội soi hoặc phẫu thuật, đặc biệt là nội soi mật tuỵ ngược dòng (ERCP), có thể được áp dụng để giải quyết tắc nghẽn.
Điều trị vàng da cần tập trung vào nguyên nhân gốc rễ và các triệu chứng lâm sàng như ngứa da, sốt, hoặc đau bụng. Ngứa thường giảm khi bệnh được cải thiện, nhưng nếu cần, có thể uống cholestyramine. Để đạt hiệu quả điều trị tốt , hãy uống thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thuốc lá và rượu bia, và duy trì chế độ ăn uống hợp lý.
Việc xác định nguyên nhân gây vàng da và các chất dinh dưỡng bị thiếu là bước đầu tiên trong việc khắc phục tình trạng này. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giải đáp được thắc mắc da vàng thiếu chất gì cũng như cách điều trị các bệnh lý liên quan một cách hiệu quả.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.