Nội dung chính
Công dụng của mặt nạ
Mặt nạ có một số tác dụng đến làn da của bạn như sau :
- Cung cấp độ ẩm cho da: Mặt nạ chứa các dưỡng chất và độ ẩm cần thiết cho da, giúp da mềm mại, mịn màng và tươi khỏe hơn.
- Làm sạch da: Mặt nạ có thể giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa trên da, hỗ trợ làm sạch sâu, thông thoáng và thu nhỏ lỗ chân lông.
- Loại bỏ da chết: Mặt nạ chứa nhiều hoạt chất như axit salicylic, benzoyl peroxide giúp loại bỏ tế bào chết và các tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông.
- Ngăn ngừa lão hóa: Mặt nạ cung cấp vitamin và dưỡng chất cần thiết cho da, giúp tăng độ đàn hồi và giảm các dấu hiệu lão hóa trên da.
Khi nào bạn cần đắp mặt nạ?
Đắp mặt nạ là một bước quan trong trong quy trình chăm sóc da giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, phục hồi và cải thiện làn da. Các thời điểm thích hợp để đắp mặt nạ là:
- Từ 8 đến 9 giờ sáng: Buổi sáng là thời điểm da hấp thụ dưỡng chất tốt . Bạn nên đắp mặt nạ sau khi vệ sinh cá nhân để da mềm mại và giúp bạn dễ trang điểm hơn.
- Từ 11 đến 12 giờ trưa: Đắp mặt nạ vào thời điểm này sẽ giúp làm sạch bụi bẩn và cung cấp đủ độ ẩm cần thiết để bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
- Từ 21 đến 22 giờ tối: Đây không những là thời điểm để da thư giãn, mà còn giúp giảm stress hiệu quả. Ngoài ra, đắp mặt nạ khung giờ này giúp phát huy hết khả năng dưỡng ẩm và tái tạo da tốt hơn.
Không nên đắp mặt nạ khi nào để tránh ảnh hưởng xấu đến làn da
Dưới đây là một số mốc thời gian được các chuyên gia và bác sĩ khuyên không nên đắp mặt nạ.
- Đắp mặt nạ sau khi đã làm sạch da, bởi nếu chưa làm sạch da đã đắp mặt nạ rất dễ gây kích ứng hoặc mụn ẩn. Vì có thể các chất bẩn sẽ theo dưỡng chất thẩm thấu vào sâu trong da.
- Nhiều người cứ nghĩ rằng rửa mặt xong là có thể đắp mặt nạ. Tuy nhiên, sau khi rửa mặt bạn cần thoa thêm toner để cân bằng độ pH rồi mới đắp mặt nạ để các dưỡng chất phát huy hiệu quả tối đa.
- Không nên đắp mặt nạ khi da đang nổi nhiều mụn, vì lúc này da đang yếu và nhạy cảm, việc đắp mặt nạ sẽ càng làm tình trạng này nghiêm trọng hơn. Dưỡng chất trong mặt nạ có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy mụn phát triển.
- Không nên đắp mặt nạ khi vừa nặn mụn xong vì dưỡng chất trong mặt nạ tác động trực tiếp lên da dễ gây viêm nhiễm, sẹo rỗ.
- Nếu bạn nghĩ ban đêm là thời điểm lý tưởng để đắp mặt nạ vì lúc này da được nghỉ ngơi, tuy nhiên đây lại là thời điểm không tốt là cản trở qua trình thải độc da khiến da không sinh sản ra tế bào mới.
- Nhiều người vẫn lầm tưởng việc đắp mặt nạ trong phòng điều hòa tốt hơn. Tuy nhiên, việc này mang tác dụng ngược vì điều hòa hút ẩm sẽ khiến da khô hơn, không cấp được ẩm và còn mất đi độ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, đắp mặt nạ trong lúc tắm có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông bởi khi tắm dầu nhờn và bụi bẩn cùng tinh chất trong mặt nạ dễ thẩm thấu vào da mặt.
Sau khi đắp mặt nạ xong thì làm gì?
Sau khi đắp mặt nạ xong làm gì để dưỡng da tối ưu? Dưới đây là các bước chăm sóc da theo quy trình đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo:
- Bước 1: Rửa mặt
Ngoại trừ mặt nạ ngủ đắp qua đêm, hầu hết các loại mặt nạ còn lại đều cần rửa mặt ngay sau khoảng 15 – 20 phút. Đây là bước chăm sóc cơ bản và quan trọng mà bạn không được bỏ qua.
- Bước 2: Sử dụng toner (nước hoa hồng)
Sau khi rửa mặt, bạn một lớp toner(nước hoa hồng) để làm sạch sâu cho da. Đây là bước quan trọng có tác dụng loại bỏ hết các chất bẩn còn sót lại trong lỗ chân lông, giúp cân bằng độ pH và làm dịu da.
- Bước 3: Dùng serum
Sau khi đắp mặt nạ, bạn có thể sử dụng serum trong bước dưỡng da tiếp theo để khắc phục các vấn đề về mụn, thâm nám, lão hóa và thu nhỏ lỗ chân lông.
- Bước 4: Dùng kem dưỡng ẩm
Sử dụng kem dưỡng ẩm là bước chăm sóc không thể thiếu, các lớp màng giúp bảo vệ và che chắn cho tất cả các bước dưỡng da trước đó. Trong khi serum có công dụng thấm sâu để nuôi dưỡng lớp hạ bì thì kem dưỡng ẩm chính là chất dưỡng giúp bề mặt da mịn màng và căng mướt.
- Bước 5: Dùng kem dưỡng mắt
Kem dưỡng vùng mắt có công dụng làm giảm quầng thâm và dưỡng ẩm cho vùng da mắt.
- Bước 6: Thoa kem chống nắng
Thoa kem chống nắng là bước quan trọng trong trong quy trình skincare buổi sáng để bảo vệ làn da trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Một số lưu ý khi đắp mặt nạ để da khoẻ, mịn màng
Ngoài các cách chăm sóc trên, bạn cần lưu ý một số điều sau để da có thể hấp thụ hết dưỡng chất mang lại hiệu quả tốt .
- Đắp mặt nạ với tần suất vừa đủ, không đắp mỗi ngày
- Thời gian đắp mặt nạ chỉ nên từ 10-15 phút.
- KHÔNG chà xát mạnh lên da tránh xây xước hay lão hoá da.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc lên da mặt tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Nếu đắp mặt nạ vào ban ngày, bạn nên thoa kem chống nắng ở bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da
Tóm lại, đắp mặt nạ là một bước dưỡng da quan trong không thể thiếu và sau khi đắp chúng ta vẫn cần thực hiện theo các bước trong quy trình chăm sóc da đúng chuẩn. Trên đây là tất cả những thông tin về vấn đề: “Sau khi đắp mặt nạ nên làm gì?”, hy vọng thông qua bài viết này bạn đã có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và cải thiện làn da của mình.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.