Nội dung chính
Nguyên nhân khiến da ngón tay bị sạm đen
Những nguyên nhân phổ biến khiến cho da ngón tay sạm đen có thể kể đến như:
1. Thiếu vitamin B12
Theo một số nghiên cứu, phần da tay, là ở ngón tay và các khớp trở nên sạm đen hơn chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang thiếu hụt vitamin B12. Đi kèm với đó có thể bạn sẽ gặp thêm các triệu chứng như thiếu máu, mệt mỏi, thường xuyên thấy chóng mặt, khó thở… Do đó, bạn cần bổ sung loại vitamin này cho cơ thể thông qua nhiều cách thức khác nhau. Các loại thực phẩm chứa vitamin B12 có thể kể đến như thịt (thịt heo, bò, gia cầm), cá (cá ngừ), trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…). Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các sản phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
2. Viêm cơ da
Đây là một tình trạng khá hiếm gặp và thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 – 15 tuổi và người lớn từ 40 – 60 tuổi. Viêm cơ da sẽ gây ra phát ban trên da khiến cho các phần da tay, ngón tay hoặc đầu gối, khuỷu tay mẩn đỏ sau đó thâm sạm. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ được điều trị để biến mất, trả lại làn da tươi sáng vốn có.
3. Tác hại từ ánh nắng mặt trời
Hầu hết mọi người chỉ thoa kem chống nắng cho vùng mặt, cổ và bỏ qua phần da tay. Do đó, phần da này thường phải chịu tác động lớn từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Đó là lý do tại sao nhiều người có gương mặt trẻ trung với làn da mịn màng, trắng sáng nhưng da tay lại nhăn nheo, đen sạm, đôi khi là thô ráp do thiếu ẩm. Thêm vào đó, một số người thường xuyên phải làm việc ngoài trời nắng nên đôi tay phải tiếp xúc với tia nắng trong thời gian dài làm tăng sắc tố melanin gây tối màu da.
4. Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có thể sẽ thấy da tay của mình sẫm màu đi. Đây là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang cao hơn bình thường và cần điều chỉnh lại bằng chế độ ăn uống hàng ngày.
Các khớp ngón tay sẫm màu phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong máu của bạn cao hơn bình thường. Do đó, nếu thấy hiện tượng này kéo dài và không thuyên giảm sau khi bạn đã áp dụng các cách chăm sóc da thì hãy đi khám để biết tình hình sức khỏe của mình.
5. Bệnh xơ cứng bì
Xơ cứng bì hay còn được biết đến là bệnh xơ cứng hệ thống. Đây là một dạng bệnh tự miễn dích khá hiếm gặp, khi đó cơ thể sản sinh collagen quá mức khiến cho các liên kết của mô, da bị cứng và căng. Một trong những dấu hiệu đó là da ở bàn tay, các phần khớp ngón tay bị ửng đỏ, lâu ngày có thể thâm sạm hơn bình thường.
6. Do phản ứng với thuốc
Phần da ở ngón tay, các vùng có nếp gấp có thể bị đen sạm vì tác dụng phụ của một số loại thuốc họ dùng, phổ biến có thể kể đến như:
- Thuốc tránh thai
- Chất ức chế protease
- Liệu pháp tăng trưởng hormone
- Liệu pháp tăng estrogen
- Glucocorticoid
- Niacin và acid nicotinic
- Tiêm insulin
Nếu bạn đang sử dụng một trong những loại thuốc này và gặp hiện tượng làn da thay đổi ở phần tay thì hãy nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, sắc tố da sẽ trở lại như trạng thái ban đầu sau khi bạn ngừng dùng thuốc.
7. Bệnh Addison – Rối loạn nội tiết và chuyển hóa
Đây cũng là một loại bệnh hiếm gặp và nguyên nhân chính là do tuyến thượng thận không sản xuất đủ lượng hormone steroid được gọi là cortisol và aldosterone. Trong đó, triệu chứng thường gặp là sạm da và cơ thể mệt mỏi. Các khu vực da dễ bị đen là vùng có các nếp gấp, nhăn như ngón tay, vùng da gần các vết sẹo.
Ngoài ra, việc da ở ngón tay, khớp ngón bị sẫm màu cũng có thể liên quan đến rối loạn tự miễn dịch như bệnh lupus…
8. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang liên quan đến hàm lượng nội tiết tố nam trong cơ thể của nữ giới được sản xuất nhiều hơn bình thường. Từ đó khiến cho da giảm độ trắng sáng, đặc biệt là ở vùng có nếp nhăn thì càng sạm màu. Hội chứng này có thể được cải thiện nhờ vào việc thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày như thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giảm cân…
Cách dưỡng da bàn tay sáng đều màu
Để sở hữu một bàn tay mịn màng với nước da tươi sáng, không còn thâm sạm thì hãy áp dụng những điều sau đây:
- Tẩy tế bào chết: Ngoài da mặt thì da body cũng cần được tẩy tế bào chết định kỳ từ 1 – 2 lần/ tuần. Đây là cách để loại bỏ đi lớp da sừng sạm đen, khô ráp để kích thích lớp da mới hình thành với sự mịn màng và khỏe mạnh. Khi tẩy da chết toàn thân, đừng bỏ qua các phần nhỏ như ngón tay, kẽ chân… để giúp cơ thể được làm sạch hết các tế bào da cũ và giúp cho các dưỡng chất thẩm thấu tốt hơn vào sâu trong da.
- Dùng kem dưỡng ẩm da: Các loại kem dưỡng ẩm cho body cũng là sản phẩm không nên thiếu trong tủ đồ chăm sóc da hàng ngày. Kem dưỡng ẩm sẽ bổ sung độ ẩm để quá trình tái tạo diễn ra trơn tru, đồng thời ngăn ngừa các tình trạng da tay nứt nẻ, bong tróc.
- Dùng kem chống nắng cho da tay: Khi thoa kem chống nắng, đừng bỏ qua vùng da này. Với cơ thể, nên dùng các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và nên thoa lại sau 4 tiếng hoặc sớm hơn nếu như phải làm việc ngoài trời nắng.
- Dùng kem bôi đặc trị: Với các bệnh lý như chàm, viêm da thì hãy tìm gặp bác sĩ về da liễu để có cách điều trị phù hợp.
- Thói quen hàng ngày: Hãy luôn giữ cho bàn tay được sạch sẽ, khô thoáng và bảo vệ da tay khỏi các tác hại từ môi trường. Bên cạnh đó, vào mùa đông lạnh thì nên giữ ấm tay và dưỡng ẩm thường xuyên.
- Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các chất dinh dưỡng, là vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng chất kích thích để phòng ngừa các dấu hiệu lão hóa sớm.
- Dùng kem bôi dưỡng trắng da: Một vài nghiên cứu về da liễu cho biết rằng cso những thành phần tự nhiên có khả năng nâng tone da và thường lành tính cho da nên bạn có thể tham khảo để sử dụng:
- Niacinamide: Là dạng vitamin B3 giúp làm sáng da và phòng ngừa các sắc tố bổ sung xuất hiện trên bề mặt da
- Đậu nành: Tác dụng tương tự như vitamin B3
- Axit ellagic: Có nguồn gốc từ quả lựu, dâu tây và anh đào. Chúng sẽ hoạt động giúp ngăn chặn sản xuất melanin
- Lignin peroxidase: Chiết xuất từ một loại nấm có trong bột gỗ với công dụng phá vỡ sắc tố melanin gây sạm da
Ngoài ra, một số loại kem dưỡng da khác cũng sẽ chứa những thành phần nổi bật trong việc làm trắng như: arbutin, kojic acid hay chiết xuất từ cam thảo, chiết xuất từ nha đam (lô hội)…
Có thể thấy, da ngón tay bị sạm đen cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm khi làm đẹp bởi bàn tay là nơi dễ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nhăn nheo, khô căng, sạm đen… Nếu không có nhiều thời gian để thực hiện các phương pháp dưỡng da truyền thống và muốn thấy hiệu quả nhanh chóng thì hãy tham khảo các liệu pháp làm đẹp, trẻ hóa da tại Viện thẩm mỹ KangJin. Liệu pháp Maxcollagen Gencell đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các chị em muốn sở hữu làn da mịn màng, căng khỏe, bao gồm cả da bàn tay.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.