Nội dung chính
Da chết có nghĩa là gì?
Theo nghiên cứu, da chết là lớp ngoài cùng của da, trung bình có khoảng 20 lớp tùy thuộc vào vùng da trên cơ thể. Những tế bào này bong ra liên tục trong quá trình tróc vảy, nơi đây cũng là chỗ cư trú của các tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn.
Da chết là kết quả của quá trình phát triển bình thường của cơ thể, khi quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục và các tế bào chết được thay thế bằng các tế bào mới.
Vì sao phải tẩy da chết
Tẩy da chết (tẩy tế bào chết) là quá trình loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da thông qua việc sử dụng các chất hóa học, chất dạng hạt hoặc công cụ tẩy da.. Thường thì, da của con người có cơ chế tự làm sạch và loại bỏ các tế bào chết sau khoảng 30 ngày hoặc lâu hơn để nhường chỗ cho các tế bào mới. Tuy nhiên, không phải tất cả tế bào chết đều rụng hoàn toàn, dẫn đến các mảng da khô, bong tróc cũng như bít tắc lỗ chân lông.
Tẩy da chết có thể làm cho làn da của bạn trông sáng hơn, cải thiện hiệu quả của các sản phẩm chăm sóc da bằng cách tăng cường khả năng hấp thụ của da. Thường xuyên tẩy da chết cũng giúp ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc, giảm mụn trứng cá. Ngoài ra, tẩy tế bào chết lâu dài có thể tăng cường sản xuất collagen. Đây được coi là chìa khóa cho làn da tươi sáng và tràn đầy sức sống. Protein từ collagen cũng thúc đẩy độ đàn hồi của da, giảm thiểu nếp nhăn và chảy xệ.
Hướng dẫn phương pháp tẩy da chết đúng chuẩn
Để bắt đầu tẩy tế bào chết, trước tiên bạn cần xác định loại da của mình, sau đó chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp. Tiếp theo, lựa chọn sản phẩm phù hợp và thực hiện tẩy da chết hàng tuần. Thông thường, bạn chỉ nên tẩy da chết từ 1-2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt , tránh tẩy quá nhiều để không làm da khô và bong tróc.
Ngoài ra, bạn có thể chọn thời điểm tẩy da chết dựa trên thói quen cũng như sở thích cá nhân. Nếu bạn thấy da bị xỉn màu vào buổi sáng, hãy tẩy tế bào chết trước khi bắt đầu ngày mới. Ngược lại, tẩy da chết vào buổi tối có thể giúp loại bỏ lớp trang điểm còn sót lại. Tuy nhiên, bạn nên tránh tẩy tế bào chết khi da có vết loét hoặc vết cắt.
Xác định loại da
Phân loại làn da có thể giúp bạn chọn được phương pháp phù hợp, đem lại hiệu quả cao và giảm thiểu nguy cơ kích ứng. Làn da được chia thành 6 loại, bao gồm:
Da thường
Đây là loại da thông thoáng, không dễ bị kích ứng. Những người sở hữu làn da này có thể thử bất kỳ kỹ thuật hoặc sản phẩm tẩy da chết nào mà không gặp phải tác dụng phụ. Sau đó, bạn có thể chọn phương pháp mang lại hiệu quả cao , tùy theo sở thích cá nhân.
Da nhạy cảm
Làn da nhạy cảm thường dễ bị châm chích hay kích ứng sau khi sử dụng các sản phẩm mới. Trong một số trường hợp, đây có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, cần cẩn trọng khi áp dụng các sản phẩm hóa học để tẩy da chết.
Da khô
Da này thường có xu hướng bị bong tróc hoặc khô ráp. Da khô thường cần được dưỡng ẩm kỹ sau khi tẩy tế bào chết.
Da dầu
Đây là loại da nhờn bóng và có cảm giác dầu. Người sở hữu da dầu thường có thể sử dụng cả các sản phẩm tẩy tế bào hóa học và vật lý.
Da hỗn hợp
Đây là kiểu da kết hợp giữ da dầu và da khô. Nếu bạn có làn da hỗn hợp hãy tập trung tẩy tế bào chết cho từng khu vực riêng biệt, đồng thời cũng cần thay đổi sản phẩm khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học trên vùng da dầu vào một ngày và trên vùng da khô vào ngày hôm sau.
Da dễ mọc mụn
Những loại mụn này có thể là mụn nhẹ đến mụn trứng cá trung bình, nên chọn các sản phẩm chứa acid salicylic, retinoid hoặc acid glycolic.
Cách lựa chọn phương pháp tẩy da chết phù hợp
Hiện nay có 3 loại tẩy tế bào chết phổ biến: tẩy tế bào chết dạng kỳ (gel), tẩy tế bào chết dạng hạt (scrub) và tẩy tế bào chết hóa học.
Trong đó, tẩy tế bào chết dạng hạt và dạng kỳ thuộc vào phương pháp tẩy da chết vật lý, còn lại là phương pháp tẩy da chết hóa học.
Tẩy da chết vật lý
Phương pháp này sử dụng các sản phẩm có gel hoặc hạt hoặc, sau đó thực hiện massage nhẹ nhàng để loại bỏ lớp da chết.
Tuy phương pháp tẩy da chết vật lý dễ thực hiện nhưng các hạt nhỏ có thể gây xước và tổn thương da. Điều này có thể tạo cơ hội cho các vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào da gây viêm nhiễm.
Do đó, tẩy tế bào chết vật lý nên được áp dụng cho những người có làn da khỏe mạnh, ít mụn và chỉ nên thực hiện 1-2 lần mỗi tuần để tránh làm tổn thương bề mặt da.
Tẩy da chết hóa học
Đây là phương pháp sử dụng các sản phẩm chứa các thành phần như Lactic Acid, Glycolic Acid, Salicylic Acid… để loại bỏ tế bào chết trên lớp biểu bì. Trong ngành mỹ phẩm, chúng thường được sử dụng dưới dạng BHA và AHA.
Tẩy tế bào chết hóa học không yêu cầu rửa lại sau khi sử dụng. Các thành phần này tự động làm sạch chất bẩn và loại bỏ lớp tế bào chết khỏi da, giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, kháng khuẩn, hòa tan bã nhờn, giảm nguy cơ gây mụn.
Hiện nay, phương pháp tẩy tế bào chết hóa học đang nhận được nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng làm đẹp.
Làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm tẩy da chết phù hợp
Để lựa chọn được sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với loại da của bạn, tốt là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay chuyên khoa da liễu. Một số lưu ý khi lựa chọn sản phẩm bao gồm:
- Phạm vi sử dụng: Không nên sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết body lên khuôn mặt. Việc sử dụng tẩy tế bào chết toàn thân trên mặt thường có thể gây hậu quả nghiêm trọng do không sử dụng đúng cách và có thể gây tổn thương cho các mô mỏng trên da mặt.
- Tại mỗi thời điểm chỉ sử dụng 1 loại sản phẩm: Không nên sử dụng nhiều hơn một sản phẩm tẩy da chết cùng một lúc. Việc áp dụng nhiều loại sản phẩm tẩy tế bào chết trên cùng một vùng da có thể gây tổn hại và dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
- Linh hoạt, thay đổi sản phẩm để phù hợp với nhu cầu: Khi nhu cầu chăm sóc da của bạn thay đổi, bạn cần sử dụng các sản phẩm khác nhau. Ví dụ, nếu da bạn trở nên nhờn, hãy cân nhắc sử dụng sản phẩm có chứa than hoạt tính.
Kết luận
Chắc hẳn, bài viết trên đã giúp bạn hiểu được tẩy da chết có thực sự tốt như mọi người vẫn nghĩ và công dụng của nó như thế nào. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy để lại thông tin dưới phần comment để được tư vấn chi tiết nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.