Bệnh sụp mí mắt nhược cơ là gì? Nguyên nhân & cách điều trị

Ngày 13/12/2022
Ban biên tập Kangjin
Sụp mí mắt nhược cơ có thể coi là dấu hiệu ban đầu của bệnh nhược cơ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị giác mà còn gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt. Vậy hiện tượng sụp mí mắt có nguy hiểm không? Đâu là cách khắc phục hiệu quả ?
BS. PHẠM NGỌC TIẾN
Cố vấn chuyên môn BS. PHẠM NGỌC TIẾN
Bác sĩ PK VTM Kangjin
sụp mí mắt nhược cơ
Tìm hiểu về bệnh sụp mí mắt nhược cơ

Sụp mí mắt nhược cơ

Để hiểu rõ hơn về bệnh sụp mí mắt nhược cơ mời bạn tham khảo những nội dung dưới đây:

1. Bệnh nhược cơ là gì?

Nhược cơ hay yếu cơ (Myasthenia Gravis) là bệnh lý tự miễn. Đặc trưng bởi yếu cơ có tính chất dao động theo thời điểm trong ngày. Biểu hiện yếu cơ thường gặp ở cơ mắt (sụp mi), cơ vận nhãn, cơ vùng cổ vai, hông, hoặc cơ hô hấp (thở mệt). 

Khi mắc bệnh khả năng dẫn truyền thần kinh qua khe synap bị giảm, biểu hiện bằng mỏi cơ, yếu cơ hoặc liệt vận động. Bệnh bị ảnh hưởng thường là các cơ gần gốc chi, cơ vận nhãn và cơ vùng hầu họng. Cơn nhược cơ có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Đây cũng là đáp an cho câu hỏi “Bệnh sụp mí mắt nhược cơ có nguy hiểm không?

2. Dấu hiệu nhận biết

Hơn 50% người bệnh mắc nhược cơ có biểu hiện ban đầu ở cơ mắt. Và 15% người bệnh có dấu hiệu duy ở mắt. Tuy nhiên triệu chứng vẫn có khả năng lan tới các cơ khác trên cơ thể. Vậy không nên chủ quan khi gặp những dấu hiệu dưới đây để kịp thời chữa trị:

  • Sụp mí: Biểu hiện một bên, không đối xứng hoặc sụp cả hai mí
  • Nhìn đôi: Người bệnh nhìn 1 vật nhưng lại thấy 2 hình ảnh.
  • Các biểu hiện khác: Khó nhắm mắt hoàn toàn và tầm nhìn bị hạn chế, muốn nhìn thẳng phải ngước đầu ngửa cổ mới có thể nhìn thấy.

3. Nguyên nhân

  • Do tổn thương dây thần kinh: tổn thương synapse thần kinh – cơ (tấm vận động) do rối loạn miễn dịch, có thể do u hoặc phì đại tuyến ức. Dấu hiệu sụp mí hay khởi phát vào tuổi dậy thì, tình trạng bệnh thay đổi trong ngày. Có thể kèm theo rối loạn vận nhãn và bại các cơ khác… 
  • Bệnh lý nhược cơ có liên quan đến sự bất thường của tuyến ức. Tuyến nằm sau xương ức trong lồng ngực (bình thường sẽ mất đi ở tuổi trưởng thành). Có đến 20 – 30% bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức (U có thể lành tính hoặc ác tính).

Ngoài ra có thể sụp mí do bẩm sinh do giãn cơ, dị dạng sọ mặt dẫn đến hiện tượng nhược thị che lấp tầm nhìn của mắt. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tình trạng giảm thị lực và ảnh hưởng đến việc học tập sinh hoạt của trẻ.

Phương pháp điều trị sụp mí mắt nhược cơ

sụp mí mắt nhược cơ
Cách điều trị sụp mí mắt do nhược cơ
  • Trường hợp sẹo xơ cứng: Bác sĩ sẽ loại bỏ đi các phần mô da, khắc phục vết sẹo đồng thời tạo hình nếp mí như mong muốn.
  • Trường hợp mắt bị trợn, xếch: Bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp kỹ thuật cấy ghép da bổ sung.
  • Trong trường hợp khách hàng bị đứt cơ nâng mi: Bác sĩ sẽ khâu cơ nâng mi, phục hồi cơ nâng mi.
  • Đối với trường hợp sụp mí mắt: Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật bóc tách bọng mỡ thừa nhẹ nhàng, kín đáo, chuẩn xác với đường khâu chéo, tạo nếp mí có độ sâu hoàn hảo, 2 mắt to tròn, rõ nếp mí.

Các biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật

Nhiều người sẽ băn khoăn rằng phẫu thuật điều trị sụp mí có thể gặp biến chứng không? Trên thực tế việc điều trị có thể gặp một số biến chứng trong các phẫu thuật điều trị, cụ thể: Điều chỉnh quá mức hoặc chưa đủ, không cân xứng 2 bên, hở mi dẫn đến viêm loét giác mạc, lật mi hoặc quặm mi, bờ mi gập góc (cong không bình thường), nếp mí không đẹp,…Tuy nhiên các biến chứng này đều được xử lý đơn giản dựa trên theo dõi sát của bác sĩ phụ trách.

Việc chăm sóc sau mổ sụp mi vô cùng quan trọng để phòng biến chứng. Bệnh nhân cần được thay băng, theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tập nhắm mắt và tra thuốc mỡ kháng sinh, nước mắt nhân tạo dạng gel và nước thường xuyên để tránh khô kết giác mạc, là khi ngủ. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần dùng thuốc đúng theo kê đơn của bác sĩ, cần nhớ lịch hẹn tái khám sau khi phẫu thuật.

Lưu ý khi bị sụp mí mắt nhược cơ

  • Hạn chế chất béo, đồ ngọt và muối, loại bỏ các loại dầu không bão hòa. Sử dụng dầu ô liu là chất béo chính trong thực đơn mấu ăn hàng ngày.
  • Bổ sung một lượng lớn canxi cho cơ thể (khoảng 1500 mg/1 ngày) từ các nguồn khác ngoài sữa.
  • Nên ăn nhiều: Cam, cà chua, mơ, rau xanh, nghệ và gừng cũng tốt cho bệnh nhược cơ.
  • Người bệnh phải có chế độ ăn lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng. Một ngày nên ăn đầy đủ 5 nhóm thực phẩm: rau, ngũ cốc, trái cây, sữa, thịt. Giảm protein và thay thế đạm động vật bằng protein thực vật càng nhiều càng tốt.
  • Tăng tiêu thụ các axit béo omega- 3 (có nhiều trong cá).
  • Nên ăn chậm và để cơ thể nghỉ ngơi giữa các bữa ăn. Có thể chia ra thành 6 bữa ăn nhỏ.
  • Không nên hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn và các thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp.

Từ những thông tin về bệnh sụp mí mắt nhược cơ có thể thấy đây là dấu hiệu báo động về sức khỏe của cơ thể, vì vậy cần chủ động nhận biết và điều trị kịp thời. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu tương tự thì nên đến các cơ sở thăm khám úy tín để có cách điều trị an toàn hiệu quả.

Tìm hiểu thêm dịch vụ
Xóa râu rồng

Xóa râu rồng

Số người đã đăng ký 105

Đặt lịch hẹn
Xóa rãnh cười

Xóa rãnh cười

Số người đã đăng ký 118

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn vùng mắt

Xóa nhăn vùng mắt

Số người đã đăng ký 143

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn trán

Xóa nhăn trán

Số người đã đăng ký 199

Đặt lịch hẹn
Xóa nhăn ấn đường

Xóa nhăn ấn đường

Số người đã đăng ký 226

Đặt lịch hẹn

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.

guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Cùng Tiến sĩ Ji-Soo Kim giải đáp lý do VTM KangJin trở thành đơn vị đầu ngành lĩnh vực trẻ hóa
Trải nghiệm đẳng cấp trẻ hóa làm đẹp 5 sao tại VTM KangJin
Viện thẩm mỹ KangJin đầu tư chuỗi nhà máy trẻ hóa da quy mô toàn châu Á