Nội dung chính
Dị ứng da mặt thời tiết là gì?
Dị ứng da mặt thời tiết là một phản ứng của da khi tiếp xúc với những thay đổi đột ngột của thời tiết, như chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi, độ ẩm tăng giảm đột ngột. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng lại những tác nhân gây kích ứng từ môi trường, gây ra các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay trên da mặt.
Có 2 dạng dị ứng thời tiết là dị ứng cấp tính và dự ứng thời tiết mãn tính. Với dị ứng thời tiết cấp tính đặc trưng là làn da bị ngứa trong khoảng từ 1 ngày đến dưới 6 tuần. Khi bị dị ứng thời tiết cấp tính, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ chuyển giai đoạn mãn tính với những triệu chứng nguy hiểm như tụt huyết áp, nhiễm trùng da, sốc phản vệ…
Dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết
Dưới đây là các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết điển hình mà bạn nên quan tâm:
- Ngứa: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở da mặt.
- Mẩn đỏ: Da mặt xuất hiện các mảng đỏ, sưng.
- Nổi mề đay: Xuất hiện các nốt mề đay đỏ, ngứa. Nếu da xuất hiện mề đay khắp cơ thể, nghĩa là bệnh dị ứng thời tiết đang ở giai đoạn nặng.
- Khô da: Da mặt trở nên thô ráp, bong tróc.
- Rát da: Cảm giác rát bỏng trên da mặt.
- Các triệu chứng khác: Ngoài ra các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết ở trên, dị ứng thời tiết còn gây ra các bệnh hô hấp như viêm mũi dị ứng, ho, khó thở hoặc thở khò khè…
Nguyên nhân gây dị ứng da mặt thời tiết
Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết, bạn cần quan tâm nguyên nhân gây ra tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp thời:
- Thay đổi nhiệt độ: Sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khiến da khó thích nghi, gây ra các phản ứng dị ứng.
- Độ ẩm: Độ ẩm cao hoặc thấp quá mức đều có thể gây ra các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết .
- Ô nhiễm môi trường: Các chất ô nhiễm trong không khí như bụi bẩn, khói bụi, phấn hoa… có thể gây kích ứng da.
- Tia cực tím: Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da, gây ra các phản ứng dị ứng.
Ai có nguy cơ cao bị dị ứng da mặt thời tiết?
Một số người có nguy cơ cao gặp các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết hơn những người khác, cụ thể:
- Cơ địa dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng (như hen suyễn, viêm mũi dị ứng) thường nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường, bao gồm cả thời tiết.
- Da nhạy cảm: Những người có làn da vốn đã nhạy cảm, dễ kích ứng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết.
- Các bệnh lý da: Những người đang mắc các bệnh lý về da như viêm da cơ địa, vảy nến cũng dễ bị dị ứng thời tiết hơn.
- Tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng: Những người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, phấn hoa, hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có nguy cơ cao hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, đặc biệt khi kết hợp với các yếu tố môi trường.
Da mặt bị ứng thời tiết có tự khỏi không?
Các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết có thể tự khỏi, nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy và thời gian hồi phục cũng khác nhau tùy từng người.
- Các trường hợp nhẹ: Nếu dị ứng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, các triệu chứng như ngứa, mẩn đỏ không quá nghiêm trọng và bạn chăm sóc da đúng cách, dị ứng có thể tự khỏi sau vài ngày.
- Các trường hợp nặng: Với những trường hợp dị ứng nặng, da bị tổn thương nghiêm trọng, ngứa nhiều, hoặc xuất hiện các biến chứng như nhiễm trùng, việc tự khỏi là rất khó. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị kịp thời.
Cách điều trị da mặt bị dị ứng thời tiết
Dưới đây là các biện pháp khắc phục da mặt bị dị ứng thời tiết mà bạn có thể tham khảo và áp dụng, cụ thể:
- Hạn chế ra ngoài hoặc nếu ra ngoài thì cần che chắn da mặt cẩn thận để tránh các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết thêm nghiêm trọng hơn.
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để biết dị ứng thời tiết da mặt nên bôi gì. Dựa vào tình trạng dị ứng thực tế, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid để giảm viêm, giảm đỏ. Bên cạnh, bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc uống như thuốc kháng Histamin giúp giảm ngứa, giảm sưng.
- Tăng cường uống nước nhiều hơn từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, để bổ sung độ ẩm cho da, giúp giảm các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết khi không khí thiếu độ ẩm.
- Thêm các loại trái cây tươi giàu Vitamin C vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho da. Một số loại thực phẩm giàu Vitamin C và các chất chống oxy hóa như: ổi, cà rốt, dưa hấu, cần tây, cà chua…
- Bổ sung thực phẩm hoặc viên uống omega – 3, bởi đây là thành phần có đặc tính chống viêm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng viêm da do dị ứng thời tiết.
- Ăn sữa chua mỗi ngày để giảm các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết . Bởi trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Hạn chế bổ sung những thực phẩm khiến tình trạng dị ứng da mặt thời tiết nghiêm trọng hơn như: đậu phộng, tôm, cua, đồ ăn cay nóng, các loại nước có ga…
Kết Luận:
Như vậy, qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ các dấu hiệu bị dị ứng da mặt thời tiết và biết thêm các cách điều trị hiệu quả. Lưu ý, bất cứ ai cũng có thể bị dị ứng thời tiết ở mặt. Tuy nhiên, sẽ có những nhóm đối tượng có nguy cơ bị cao hơn. Vì vậy, cần nắm rõ các dấu hiệu, biện pháp điều trị kịp thời cũng như đề cao phòng ngừa để làm giảm nguy cơ tái phát dị ứng nhiều lần.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.