Nội dung chính
Da sần vỏ cam là gì? Các mức độ
Da sần vỏ cam, hay còn gọi là cellulite, là tình trạng da có vẻ ngoài gồ ghề, lồi lõm và không mịn màng giống như vỏ cam. Đây là hiện tượng xảy ra khi lớp mỡ dưới da đẩy lên trên và tạo thành các hố gợn sóng. Da bị sần vỏ cam thường xuất hiện ở những vùng như đùi, mông, bụng và thậm chí là ở mặt.
Có ba mức độ chính của da sần vỏ cam:
- Mức độ nhẹ: Da chỉ hơi gồ ghề cảm nhận rõ khi chạm vào bề mặt da, không rõ rệt khi đứng nhưng có thể thấy khi ngồi hoặc khi da bị nén.
- Mức độ vừa: Da có sự gồ ghề và lồi lõm rõ ràng hơn, dễ dàng nhận thấy cả khi đứng và khi ngồi.
- Mức độ nặng: Da có sự biến đổi rõ rệt với các vết lõm sâu và các đám mỡ lồi lõm nổi bật, bất cả bạn nằm hay đứng. Các dấu hiệu da mất đàn hồi và chảy xệ rõ ràng hơn.
Sự khác nhau giữa da sần vỏ cam và rạn da
Khi nói đến các vấn đề về da, da sần vỏ cam và rạn da là hai tình trạng thường bị nhầm lẫn, bởi dấu hiện nhận biết khá tương tự nhau. Tuy nhiên, đây là 2 tình trạng bệnh lý về da hoàn toàn khác nhau.
Với da sần vỏ cam bề mặt da có biểu hiện gồ ghề, sần sùi như vỏ cam do sự phân bổ lượng mỡ không đồng đều dưới da.
Trong khi đó, rạn da thường có màu hồng, đỏ hoặc tím và dần chuyển sang màu trắng hoặc bạc. Tình trạng này xảy ra do da bị kéo căng quá mức, dẫn đến việc các sợi collagen và elastin bị đứt gãy, tạo ra các vết rạn. Rạn da thường xảy ra ở những người bị tăng giảm cân đột ngột, phụ nữ mang bầu…
Có thể thấy, mặc dù da bị sần vỏ cam và rạn da có dấu hiệu nhận biết khá giống nhau, nhưng đây là hai bệnh lý về da riêng biệt và yêu cầu có phương pháp chăm sóc, điều trị khác nhau.
Tại sao da bị sần vỏ cam?
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng da sần vỏ cam, gồm:
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc da và mức độ tích tụ mỡ, làm cho một số người dễ bị cellulite hơn những người khác. Nếu mẹ bầu mắc bệnh lý này, khả năng trẻ em sơ sinh mắc phải cũng rất cao.
Do rối loạn nội tiết tố và tình trạng lão hóa da
Sự thay đổi hormone, đặc biệt là estrogen, insulin tiết ra từ tuyến giáp và các hormone khác, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành những vết gồ ghề, sần sùi trên da.
Bên cạnh đó, da sần vỏ cam thường xuất hiện phổ biến ở những người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên khiến da mất đi độ đàn hồi. Từ đó, lượng mỡ được phân bổ không đồng đều trên da, làm da xuất hiện sự gồ ghề, sần sùi và kém mịn màng.
Tổn thương do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài mà không che chắn da, có thể làm tình trạng sần vỏ cam trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ở mặt. Tia UV khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ làm đứt gãy liên kết collagen và elastin, khiến da yếu dần và mất khả năng phục hồi. Điều này là nguyên nhân khiến các lỗ chân lông ngày càng trở nên to và kéo dài.
Do lối sống kém lành mạnh
Ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo bão hòa, ít chất xơ, uống ít nước… dẫn đến tích tụ mỡ dư thừa, gây ra tình trạng da sần vỏ cam ở những vùng da đàn hồi kém. Thiếu vận động khiến tuần hoàn máu kém, mỡ tích tụ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, hút thuốc sẽ làm giảm lượng collagen và elastin trong da, khiến da mất độ đàn hồi. Stress làm tăng sản xuất cortisol, một hormone gây viêm và phá hủy collagen.
Tác dụng phụ của một số thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc ngủ… khi sử dụng có thể làm thay đổi hormone trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành chứng da bị sần vỏ cam. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và tránh lạm dụng các loại thuốc này.
Mặc quần áo quá chật
Quần áo quá chật, hoặc mặc đồ lót bó sát thường xuyên mà chất vải không co giãn, có thể gây áp lực lên da, cản trở tuần hoàn máu và làm trầm trọng thêm cellulite.
Có thể thấy rõ, chứng da sần vỏ cam thường xuất hiện ở các vùng như mông, ngực – đây là những khu vực thường phải mặc đồ lót bó trong thời gian dài.
Cách điều trị và chăm sóc da sần vỏ cam
Tình trạng da bị sần vỏ cam có thể khắc phục và giảm dần nếu bạn tham khảo và thực hiện một số biện pháp dưới đây:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Uống đủ nước: Giúp đào thải độc tố, tăng cường trao đổi chất.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây: Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho da.
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ngọt, chất béo bão hòa: Giảm lượng mỡ thừa tích tụ dưới da.
- Tăng cường protein: Giúp xây dựng cơ bắp và tăng cường độ đàn hồi cho da.
2. Tập thể dục đều đặn
- Các bài tập cardio: Giúp đốt cháy mỡ thừa, tăng cường tuần hoàn máu.
- Tập luyện sức mạnh: Giúp săn chắc cơ bắp, cải thiện cấu trúc da.
- Các bài tập tăng cường tuần hoàn máu: Bạn có thể áp dụng các bài tập mỗi ngày như: đi bộ, đi xe đạp, leo cầu thang.. để giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông máu dưới da.
3. Chăm sóc da:
- Tẩy tế bào chết định kỳ 1-2 lần/ tuần: Loại bỏ tế bào chết, giúp da thông thoáng và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Massage: Kích thích tuần hoàn máu, giúp giảm sưng và cải thiện cấu trúc da.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giữ ẩm cho da, tăng cường độ đàn hồi.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine, retinol: Giúp làm săn chắc da, giảm sự xuất hiện của cellulite.
4. Sử dụng kem trị chứng sần vỏ cam chuyên biệt
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm kem trị sần vỏ cam chứa chất ức chế phosphodiesterase, vì chúng có tác dụng ngăn chặn sự hình thành enzyme làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể. Ngoài ra, caffeine và retinol cũng là những thành phần đáng xem xét, vì chúng có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen và elastin, giúp da trở nên căng mịn và giảm bớt các vết sần.
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến chứng da sần vỏ cam và cách điều trị hiệu quả tình trạng này. Hy vọng với chia sẻ trên giúp bạn tham khảo được các thông tin hữu ích và chăm sóc làn da của mình khỏe đẹp hơn mỗi ngày.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.