Nội dung chính
Phun môi là gì?
Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu phun môi bị hỏng, bạn cần hiểu phun môi là phương pháp làm đẹp như thế nào.
Phun môi là phương pháp thẩm mỹ sử dụng kỹ thuật đưa mực xăm vào môi bằng đầu kim siêu nhỏ để tạo màu sắc và hình dáng mong muốn. Kỹ thuật này giúp khắc phục các khuyết điểm của môi như: môi thâm sạm, môi nhợt nhạt, môi không đều màu, môi có sẹo,… từ đó mang lại đôi môi tươi tắn, rạng rỡ và đầy sức sống.
Ưu điểm của phun môi:
- Khắc phục khuyết điểm môi: Phun môi giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm của môi như: môi thâm sạm, môi nhợt nhạt, môi không đều màu, môi có sẹo,…
- Sở hữu đôi môi đẹp tự nhiên: Phun môi giúp tạo màu sắc và hình dáng môi đẹp tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt.
- Tiết kiệm thời gian: So với việc tô son môi mỗi ngày, phun môi giúp tiết kiệm thời gian và công sức trang điểm.
- Lâu dài: Hiệu quả phun môi có thể duy trì từ 3-5 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách.
5 dấu hiệu phun môi bị hỏng bạn nên biết
Có thể thấy phun môi giúp khắc phục các khuyết điểm của môi, tuy nhiên không phải ai cũng may mắn sở hữu đôi môi đẹp sau khi phun. Nếu bạn gặp phải một số dấu hiệu phun môi bị hỏng sau đây, cần tìm phương pháp phù hợp để khắc phục kịp thời:
1. Môi sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm và nổi mụn nước
Đây là dấu hiệu phun môi bị hỏng dễ nhận thấy bằng mắt thường.
Với tình trạng môi sưng tấy, đau nhức có thể là tác dụng phụ sau khi phun môi. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng tấy kéo dài hơn 3-5 ngày, kèm theo đau nhức, nóng rát, chảy mủ hoặc nổi mụn nước thì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được xử lý y tế ngay lập tức.
Khi môi bắt đầu xuất hiện mụn nước, mưng mủ có dịch chứng tỏ môi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Trong tình huống này, bạn không dùng tay để nặn mủ sẽ khiến vết thương bị lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và để lại sẹo. Lúc này, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần để được điều trị kịp thời, không được tự ý uống hay bôi thuốc nếu chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Dấu hiệu phun môi bị hỏng viền môi bị lộ, lem viền
Viền môi rõ ràng, không đồng đều với màu môi bên trong là dấu hiệu phun môi bị hỏng, cho thấy kỹ thuật phun môi không tốt. Trong phun môi thẩm mỹ, tay nghề của kỹ thuật viên thực hiện chiếm đến 60% tỷ lệ thành công lên màu môi đẹp.
Với trường hợp tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm kỹ thuật viên chưa thể xác định rõ đường viền môi thì khả năng môi bị lem viền là điều khó tránh khỏi. Do đó, việc lựa chọn một cơ sở làm đẹp uy tín, kỹ thuật viên có tay nghề cao là vô cùng quan trọng.
3. Màu môi không lên đều, loang lổ
Một dấu hiệu phun môi bị hỏng khác là màu môi sau phun lên không đều chỗ đậm chỗ nhạt và loang lổ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do mực phun kém chất lượng, kỹ thuật phun không đúng cách hoặc do cơ địa da.
Bên cạnh chất lượng mực, kỹ thuật của người thực phun thì với những có cơ địa da dầu hoặc người có bệnh nền tiểu đường. Khi phun môi, mực phun sẽ khó bám và dễ trôi nên khiến màu môi lên không được đều.
4. Môi sau bong không lên màu
Việc môi không lên màu chuẩn trong khoảng 1 tuần sau khi phun là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp sau 1 tháng, môi đã bong vảy mà môi vẫn không lên màu thì đây có thể là dấu hiệu phun môi bị hỏng. Bạn nên liên hệ đơn vị phun môi để được tư vấn và khắc phục bằng cách dặm lại màu môi hoặc phun môi lại.
Bên cạnh, bạn cần lưu ý, thời gian bong vảy sau phun môi thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày đôi với cơ địa da lành. Với người cơ địa da nhạy cảm thường từ 5 đến 10 ngày.
5. Dấu hiệu phun môi bị hỏng môi bị thâm, xỉn màu
Hiện tượng bầm tím là do sự tổn thương tế bào melanocytes trong quá trình phun môi, dẫn đến kích thích sản xuất melanin nhiều hơn và tập trung ở vùng môi đã được phun. Điều này khiến môi xuất hiện các đốm đen nhỏ, thâm mép môi do máu bầm gây ra.
Nguyên nhân khiến phun môi bị hỏng
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu phun môi bị hỏng ở trên, hãy tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục hiệu quả:
- Sử dụng mực phun kém chất lượng: Mực phun là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của môi sau khi phun. Mực phun kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chứa các chất độc hại có thể gây kích ứng, dị ứng, nhiễm trùng và khiến môi bị hỏng.
- Kỹ thuật phun môi không đúng cách: Kỹ thuật phun môi không đúng cách, thao tác không chính xác, đi kim quá sâu hoặc quá nông có thể gây ra các dấu hiệu phun môi bị hỏng như không đều, loang lổ, viền môi bị lộ, lem viền, thậm chí gây tổn thương da môi dẫn đến sưng tấy, viêm nhiễm.
- Chăm sóc sau khi phun môi không đúng cách: Để môi sau phun tiếp xúc với nước sớm, ăn thức ăn cay nóng, sử dụng son môi, trang điểm môi,… có thể khiến môi bị sưng tấy, viêm nhiễm, bong tróc da, ảnh hưởng đến màu sắc và hình dáng của môi.
- Do cơ địa da: Một số người có cơ địa da nhạy cảm, dễ bị kích ứng với mực phun hoặc các tác nhân bên ngoài có thể khiến môi bị sưng tấy, viêm nhiễm….
- Lựa chọn cơ sở phun môi không uy tín: Cơ sở không có chuyên viên tay nghề cao, trang thiết bị lạc hậu có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như: sử dụng mực phun kém chất lượng, kỹ thuật phun không đúng cách, vệ sinh dụng cụ không đảm bảo….
Cách khắc phục phun môi bị hỏng
Với những chia sẻ về các dấu hiệu phun môi bị hỏng ở trên. Nếu bạn chuẩn bị phun môi thì nên tìm hiểu và nắm rõ, từ đó nếu gặp phải thì có cách xử lý kịp thời. Dưới đây là các cách khắc phục phun môi bị hỏng:
1. Cách khắc phục môi sưng tấy, đau nhức, viêm nhiễm, nổi mụn nước
Nếu môi chỉ bị sưng nhẹ, bạn có thể chườm đá lạnh lên môi trong 5-10 phút, thực hiện 2-3 lần/ ngày để cải thiện tình trạng này. Lưu ý, không áp trực tiếp nước đá lạnh lên môi tránh bị bỏng lạnh và gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn như sưng tấy kèm đau nhức, nổi mụn nước và có dịch vàng thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần để xử lý kịp thời. Không sử dụng tay tự ý nặn mủ ở nhà, tránh bôi hoặc uống thuốc nếu không được chỉ định từ bác sĩ.
2. Khắc phục môi không đều màu, không lên màu, lộ viền
Nếu bị gặp phải tình trạng dấu hiệu phun môi hỏng là màu môi sau khi phun xăm không đúng, không lên màu, lộ viền hoặc xuất hiện màu xấu chỉ trong vòng một tuần. Lúc này, bạn nên tiếp tục chăm sóc và vệ sinh môi theo hướng dẫn của bác sĩ như thường.
Sau 2 đến 5 tháng nếu màu môi vẫn không lên, bạn nên xem xét dặm lại hoặc phun lại màu môi tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của màu sắc môi.
3. Khắc phục dấu hiệu phun môi hỏng bị thâm sau khi bong vảy
Nếu môi sau khi bong vảy từ 1-2 tháng vẫn không lên màu mà thậm chí thâm sạm hơn, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn và thực hiện dặm lại màu hoặc phun màu môi mới.
Còn nếu bầm tím kéo dài thường đi kèm với rỉ nước mô và cảm giác đau nhức,… Hãy sử dụng đá lạnh bọc trong khăn sạch mỏng và lăn nhẹ lên khu vực môi sau khi phun. Điều này giúp làm giảm bầm tím, co lại các mạch máu để giảm đau và sưng nề, đồng thời hiệu quả giảm các dấu hiệu thâm tím.
Lưu ý, thực hiện hai lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút, bạn sẽ thấy các dấu hiệu phun môi bị hỏng thâm tím được giảm bớt.
Những lưu ý sau khi phun môi tránh bị hỏng
Để môi lên màu như mong muốn sau phun và tránh gặp phải các dấu hiệu phun môi bị hỏng kể trên. Bạn cần lưu ý những điều sau đây sau khi phun môi:
- Chăm sóc môi theo hướng dẫn của chuyên viên: Chuyên viên sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc môi cụ thể sau khi phun. Hãy tuân thủ hướng dẫn này một cách nghiêm ngặt để đảm bảo môi nhanh lành và lên màu đẹp.
- Vệ sinh môi nhẹ nhàng: Chỉ nên vệ sinh môi bằng nước muối sinh lý hoặc khăn mềm ẩm trong những ngày đầu sau khi phun. Tránh sử dụng các sản phẩm tẩy rửa mạnh vì có thể làm tổn thương da môi.
- Tránh tiếp xúc với nước: Hạn chế để môi tiếp xúc trực tiếp với nước, đặc biệt là nước bẩn hoặc nước nóng. Khi cần thiết phải tiếp xúc với nước, hãy sử dụng khẩu trang y tế để bảo vệ môi.
- Kiêng ăn một số thực phẩm: Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ tanh, hải sản,… vì có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến màu sắc của môi. Nên ăn các thực phẩm mềm, nguội, nhiều vitamin và khoáng chất để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
- Không sử dụng son môi: Không nên sử dụng son môi trong ít 1 tuần sau khi phun. Nếu cần thiết phải sử dụng son môi, hãy chọn loại son môi có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chì và các chất độc hại.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho môi để giúp môi mềm mại và tránh tình trạng khô, bong tróc.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và cũng tốt cho quá trình hồi phục của môi sau khi phun.
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích như rượu bia có thể ảnh hưởng đến quá trình lên màu của môi và khiến môi lâu lành hơn.
- Theo dõi tình trạng của môi: Theo dõi tình trạng của môi sau khi phun và nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sưng tấy, đau nhức, chảy mủ,… hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Kết Luận:
Như vậy, bài viết trên đã chia sẻ chi tiết về các dấu hiệu phun môi bị hỏng cũng như khắc phục hiệu quả kịp thời. Để đôi môi sẽ lên màu đẹp sau phun, bạn cần ghi nhớ những lưu ý ở trên, từ đó có cách chăm sóc và dưỡng môi sau phun đúng chuẩn tại nhà nhé.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.