Nội dung chính
Da bị cháy nắng là gì?
Cháy nắng là tình trạng da bị tổn thương do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím (UV) có trong ánh nắng mặt trời. Tia UV có hại cho da, gây ra nhiều vấn đề như bỏng rát, sạm nám, lão hóa da và thậm chí là ung thư da.
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu: Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, khi ánh nắng mặt trời chiếu xuống mạnh nhất.
- Không sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng là hàng rào bảo vệ da khỏi tia UV, giúp ngăn ngừa cháy nắng hiệu quả.
- Da nhạy cảm: Một số người có làn da nhạy cảm hơn, dễ bị cháy nắng hơn so với người khác.
- Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc tránh thai có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời.
Đối tượng dễ bị cháy nắng
Ảnh hưởng từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính làm cho da bị cháy nắng hay còn gọi là bỏng nắng.
Theo đó, những người có khả năng bị cháy nắng cao có thể kể đến như:
- Người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, đặc biệt trong thời tiết mùa hè, tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.
- Người sinh sống hoặc du lịch ở những nơi có khí hậu nắng nóng, điều kiện thời tiết nhiều ánh sáng mặt trời.
- Người tham gia các hoạt động ngoài trời mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ da hoặc uống đồ có cồn cùng lúc.
- Người có tiền sử bị cháy nắng sẽ tăng nguy cơ tổn thương trở lại khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Người đang sử dụng một số loại thuốc khiến tăng khả năng bắt nắng của da.
- Người bẩm sinh có da và tóc sáng màu.
Thời gian phục hồi của các mức độ cháy nắng
Thời gian cần để phục hồi da cháy nắng phụ thuộc vào mức độ tổn thương và cơ địa của mỗi người.
- Mức độ nhẹ: Đối với những trường hợp da cháy nắng nhẹ, thời gian phục hồi thường kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, da sẽ dần lành, các vùng da bị rát và đỏ sẽ giảm dần. Đa phần các trường hợp tổn thương nhẹ thì thường sẽ không bị bong tróc mà da chỉ ửng đỏ và cảm giác khó chịu.
- Mức độ vừa: Ở mức độ này, quá trình phục hồi có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày bởi da tổn thương nghiêm trọng hơn so với mức độ nhẹ, có thể xuất hiện các vết phồng rộp, nổi mụn nước và đỏ nhiều hơn. Khi đó, da cần nhiều thời gian hơn để hồi phục và tái tạo các tế bào mới.
- Mức độ nặng: Có thể cần 2 – 3 tuần để da cháy nắng mức độ nghiêm trọng được trở về trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Để các tổn thương lành lại, cần chế độ chăm sóc da phù hợp từ các bác sĩ da liễu bởi các phương pháp tự nhiên tại nhà thường không mang lại kết quả rõ rệt.
Cách phục hồi da bị cháy nắng hiệu quả
Dưới đây là các cách phục hồi da cháy nắng bằng nguyên liệu tự nhiên an toàn và hiệu quả tại nhà, mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Nhanh chóng làm dịu da bằng nước mát
Hãy dùng khăn ẩm mát chườm lên vùng da bị cháy nắng để giảm bớt cảm giác nóng rát. Bên cạnh đó, việc ngâm mình vào bồn tắm mát cũng là một giải pháp hữu hiệu để làm dịu da.
Một vài lưu ý cần nhớ:
- Không nên dùng đá viên chườm trực tiếp lên da đang tổn thương.
- Hạn chế tắm bằng vòi sen vì điều này có thể làm tăng cảm giác khó chịu.
- Không nên dùng các loại xà phòng có tính chất tẩy rửa quá mạnh, thay vào đó có thể dùng baking soda pha vào nước để tắm giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
2. Chữa cháy nắng bằng nha đam
Ngoài phương pháp tắm hoặc chườm lạnh, bạn có thể dùng nha đam tươi hoặc gel nha đam để phục hồi da bị cháy nắng. Nha đam hay lô hội còn đem lại tác dụng tốt hơn cho da cháy nắng vì chúng chứa thành phần kháng viêm hiệu quả, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Bạn có thể đắp trực tiếp phần thịt nha đam lên da hoặc xay nhuyễn rồi thoa lớp mỏng để phục hồi da bị cháy.
3. Dùng trà xanh phục hồi da bị cháy nắng
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất kháng khuẩn, giúp bớt sưng tấy và giảm nguy cơ viêm da. Ngoài ra, cảm giác đau rát do cháy nắng sẽ được dịu và phục hồi da bị cháy nắng đi nhanh sau khi dùng trà xanh theo cách sau:
- Đun nước trà xanh rồi để nguội hoàn toàn
- Sau đó, dùng bông cotton hoặc khăn mềm, thấm vào nước trà rồi đắp lên vùng da tổn thương
- Ngoài ra, một cách khác đó là dùng nước trà xanh này để ngâm mình (nếu cháy nắng ở body) và rửa mặt (nếu cháy nắng ở vùng mặt)
- Cuối cùng, rửa sạch lại bằng nước mát
4. Cải thiện da cháy nắng bằng mật ong
Chỉ cần sử dụng duy 1 nguyên liệu đó là mật ong cũng có thể đem lại hiệu quả giảm sưng, tăng tốc độ phục hồi da bị cháy.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch vùng da bỏng nắng bằng nước mát
- Thoa một lượng mật ong mỏng lên da, lưu ý thao tác nhẹ nhàng, không chà xát
- Để mật ong lưu trên da khoảng 15 – 20 phút rồi làm sạch da lại bằng nước sạch
Nếu muốn đạt kết quả tốt, hãy thực hiện việc này 2 lần/ ngày.
5. Bột yến mạch làm dịu da
Tương tự như các nguyên liệu trên, bột yến mạch cũng đem lại khả năng chống viêm tự nhiên, làm dịu da cháy nắng. Thêm vào đó, bột yến mạch còn giúp dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho da để quá trình phục hồi da bị cháy nắng diễn ra hiệu quả hơn.
Cách thực hiện:
- Xay nhuyễn yến mạch hoặc dùng loại bột mịn có sẵn
- Pha bột yến mạch với nước sạch với lượng vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sệt mịn
- Đắp hỗn hợp lên mặt và để trong 15 phút
- Cuối cùng rửa sạch lại mặt bằng nước mát
Đối với trường hợp bị cháy nắng toàn thân, có thể pha bột yến mạch với nước ấm để tắm hoặc ngâm mình trong 10 – 15 phút. Cách này còn giúp giảm căng thẳng, thư giãn cho toàn bộ cơ thể.
6. Tăng cường dùng kem dưỡng ẩm
Ngoài áp dụng các phương pháp làm dịu da cháy nắng bằng các nguyên liệu tự nhiên, kem dưỡng ẩm hay dưỡng thể là những sản phẩm không thể thiếu để phục hồi da bị cháy nắng. Thông thường, các loại kem dưỡng này sẽ chứa các thành phần dưỡng ẩm phổ biến như glycerin, ceramides… giúp cấp nước, khóa ẩm trực tiếp.
Ngoài ra, Petroleum là thành phần mà da cháy nắng nên tránh tuyệt đối vì chúng có khả năng giữ nhiệt trên da và có thể làm gia tăng cảm giác khó chịu và viêm nhiễm cho vùng da bị tổn thương.
Bên cạnh đó, các loại lotion chứa vitamin C và E, cũng có thể giúp phục hồi da bị cháy nắng nhanh chóng. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng các loại kem chứa 1 – 2% hydrocortisone để làm dịu da trong vài ngày đầu tiên.
7. Cẩn thận với sản phẩm chứa Benzocaine và Lidocaine
Nhiều người mắc sai lầm trong quá trình chữa da cháy nắng đó là dùng chai xịt có chứa Benzocaine hoặc Lidocaine để gây tê vùng da đang tổn thương, giảm cảm giác đau rát. Mặc dù, chúng có mang lại hiệu quả thật sự nhưng các sản phẩm này có thể gây ra tác dụng phụ như mẩn ngứa, dị ứng cho người sử dụng. Vì thế, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm bôi hoặc xịt nào lên da thì nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ.
8. Uống nhiều nước
Đây có lẽ là cách phục hồi bị da cháy nắng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả. Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi do mất nước. Vì thế, để cân bằng lại cũng như cấp nước để thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo thì nên uống nhiều nước trong giai đoạn này. Trong đó, các loại nước lọc, nước dừa, nước trái cây hay nước chứa chất điện giải đều có thể sử dụng.
Hi vọng với những mẹo phục hồi da bị cháy nắng đơn giản nêu trên, bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng này nhanh chóng, không để lại biến chứng nào cho làn da. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Viện thẩm mỹ KangJin để được tư vấn và thăm khám miễn phí.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.