Nội dung chính
Mụn đinh là gì?
Mụn đinh là tình trạng viêm nhiễm da do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra, thường xuất hiện ở nang lông hoặc tuyến bã nhờn. Đây là loại mụn độc, biểu hiện bên ngoài là đầu trắng, cứng và xung quanh sưng đỏ. Mụn đinh rất dễ chuyển biến nặng nếu bạn không biết cách chăm sóc và xử lý kịp thời, dễ xuất hiện mủ vàng gây buốt, nổi cục sưng to, thậm chí là sốt cao.
Tùy vào từng trường hợp, mụn có thể kéo dài từ 8 – 10 ngày hoặc lâu hơn. Bạn phải hết sức chú ý chăm sóc, tuyệt đối không được tự ý bóp nặn vùng bị mụn khiến cho mô da bị tổn thương và viêm nhiễm.
Nguyên nhân gây mụn đinh và dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân chính gây ra mụn đinh là do vi khuẩn Staphylococcus aureus. Vi khuẩn này thường cư trú trên da và trong cơ thể, nhưng khi có điều kiện thuận lợi, chúng sẽ xâm nhập sâu bên trong da và gây ra mụn bởi:
- Tắc nghẽn nang lông: Tế bào chết và dầu nhờn không được loại bỏ, tích tụ trong nang lông tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Tổn thương da: Các vết xước hoặc vết thương hở do cạo râu, nặn mụn… tạo con đường cho vi khuẩn xâm nhập vào da gây ra mụn đinh.
Mụn có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến là ở mặt, cổ, vai và lưng. Tùy thuộc vào thời gian bị mụn mà sẽ có các dấu hiệu sau:
- Ban đầu xuất hiện các nốt sưng màu đỏ kèm theo cảm giác nóng và đau.
- Sau khoảng 2 – 3 ngày, đầu mụn nhô lên cứng và nhỏ như đầu đinh.
- Đầu mụn đinh có màu trắng, khi chạm vào thấy đau nhức, có mủ tại nốt sưng.
- Cảm giác đau nhức sẽ tăng nhanh trong những ngày tiếp theo. Vùng da xung quanh mụn đinh râu nóng và sưng to.
- Trường hợp mụn đầu đinh bị nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, rét run, buồn nôn, mệt mỏi và sốt cao.
Mụn đinh nếu không được chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ngày càng trầm trọng. Khi sự lây nhiễm càng mạnh, là lan vào các xoang mặt gây viêm, tắc tĩnh mạch xoang, từ đây dẫn đến nhiễm trùng huyết là bệnh hết sức nguy hiểm.
Cách điều trị mụn đinh
Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của mụn mà các bạn có phương pháp điều trị khác nhau như tại nhà hoặc nhờ sự can thiệp của y tế:
1. Điều trị tại nhà
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu tiên nghi ngờ bị mụn đinh râu, cần tiến hành vệ sinh da mặt sạch sẽ, không sờ hoặc bôi bất kỳ thứ gì lên mụn. Điều này có thể làm viêm nhiễm nặng hơn. Các bạn có thể dùng dung dịch Betadine 1% để vệ sinh bề mặt mụn nhằm sát trùng.
Giai đoạn 2: Mụn đinh râu bắt đầu sưng to và đỏ ửng. Bạn có thể rửa mặt bằng nước muối sinh lý hoặc dùng thuốc sát khuẩn nhẹ nhàng lau mụn và các vùng da xung quanh bị tổn thương do mụn.
Giai đoạn 3: Khi mụn đinh râu đã bị vỡ, bạn sử dụng bông y tế ép để nặn hết mụn mủ và nhân mụn. Tiếp theo sử dụng thuốc sát khuẩn vệ sinh lại mụn và băng lại để tránh vi khuẩn xâm nhập.
2. Điều trị y tế
Thuốc trị mụn đầu đinh hiện nay thường có dạng uống hoặc dạng bôi, tuy nhiên bạn không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Trong trường hợp mụn đinh sưng to, có nhiều mủ hoặc không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và được kê đơn thuốc chữa mụn đinh phù hợp.
3. Cao dán hút mụn đầu đinh
Miếng dán mụn đầu đinh và cao dán hút mụn đầu đinh có thành phần chính là hydroclorid có tác dụng đẩy nhanh quá trình hình thành nhân mụn, hút nhân mụn mà không làm tổn thương đến vùng da xung quanh.
Tuy nhiên, việc có thể sử dụng cao dán mụn đầu đinh hay không còn tùy thuộc vào kích thước của mụn đinh râu. Tốt bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý khi điều trị mụn đinh
Không chườm mụn lạnh bằng đá: Một số người cho rằng việc chườm đá lạnh sẽ giảm đau và giúp mụn cứng hơn. Tuy nhiên, với mụn đinh, chườm đá lạnh sẽ làm mụn sưng to hơn, bề mặt mụn lan rộng, việc điều trị khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.
Không tùy tiện uống kháng sinh: Tùy ý sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm tụ cầu khuẩn Staphylococcus phát triển mạnh mẽ hơn, hơn nữa còn vô tình tiêu diệt những lợi khuẩn trong cơ thể. Bạn hãy tới thăm khám bác sĩ để được kê đơn dùng thuốc đảm bảo an toàn.
Không tác động mạnh lên mụn: Không tự ý sờ nắn hoặc nặn mụn bởi có thể làm vỡ nhân, vi khuẩn lây lan và khiến vết thương lan rộng. Ngoài ra, tự ý nặn nhân mụn đinh có thể hình thành cục u sưng, gây méo mặt hay tê liệt mô da, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhan sắc và sức khỏe.
Cẩn thận khi đắp lá dược liệu: Cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng phương pháp này nhằm hạn chế gây nhiễm trùng.
Cách phòng ngừa mụn đinh
Nếu nắm được cách phòng ngừa thì hoàn toàn bạn có thể tránh được mụn đinh. Bạn có thể tham khảo một số cách phòng ngừa dưới đây:
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ: Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, thường xuyên tẩy tế bào chết giúp ngăn chặn và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
2. Không dùng tay cạy nặn mụn nhọt và mụn trứng cá. Nếu nặn cần chờ mụn chín và nặn đúng cách. Trường hợp mụn nhiều, nặng và có dấu hiệu viêm nhiễm, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.
3. Cẩn trọng khi cạo râu: Tránh gây vết thương hở do cạo râu, do có thể tạo thành con đường cho vi khuẩn xâm nhập.
4. Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác: Bất kỳ ai cũng có thể đã hoặc đang mắc phải bệnh lý lây nhiễm nào đó mà chúng ta không hề biết. Do đó, không nên sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, dao cạo, bàn chải, quần áo… với người khác để tránh lây nhiễm bệnh từ họ.
5. Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin giúp tăng đề kháng cho da và cơ thể.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin về mụn đinh, lưu ý khi điều trị và cách phòng ngừa. Hi vọng bạn có thể áp dụng để có phương pháp điều trị mụn đinh phù hợp và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.