Nội dung chính
Xông mặt xong có nên nặn mụn không?
Việc xông mặt chỉ giúp làm giãn nở lỗ chân lông và loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên bề mặt da, chính vì vậy sau khi xông mặt xong chúng ta không nên nặn mụn.
Nếu bạn đang gặp tình trạng da mụn sần, mụn nang thì việc nặn mụn sau khi xông chỉ làm cho vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp bạn bị mụn đầu đen thì có thể nặn vì lúc này lỗ chân lông giãn nở và việc đẩy mụn ra ngoài dễ dàng hơn.
Và ngược lại nặn mụn xong có nên xông mặt không? Thì cũng không nên. Nhiều người thường lầm tưởng xông hơi sẽ làm dịu vết thương và làm lỗ chân lông thông thoáng. Nhưng không được xông hơi sau khi nặn mụn, vì khi đó da bạn đang bị tổn thương, nếu tác dụng thêm nhiệt sẽ làm phần da tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau khi xông hơi mặt nên làm gì?
Mặc dù việc xông hơi mặt mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên để tránh tình trạng da bị viêm nhiễm sau khi xông mặt hoặc nặn mụn thì bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Sau khi xông hơi xong nên đợi khoảng 10 đến 15 phút để lỗ chân lông se khít lại mới rửa mặt bằng nước mát. Chú ý không chườm đá lạnh vào da lúc này.
- Bạn có thể đắp mặt nạ sau khi xông hơi để có thể bổ sung tinh chất cho làn da của mình với một số loại mặt nạ như: Mặt nạ hoa hồng, mặt nạ sữa ong chúa, mặt nạ mật ong, mặt nạ đất sét…
- Bạn nên sử dụng toner để cân bằng độ ẩm của da sau đó thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo. Có thể bỏ qua việc đắp mặt, nhưng phải cấp ẩm cho da.
Quan tâm: Nên xông mặt mấy lần 1 tuần là đủ? Cách xông mặt hiệu quả
Tác hại của việc nặn mụn sai cách
Mọi người thường có thói quen nặn mụn khi thấy chúng ở trên mặt, những cảm giác khó chịu từ nốt mụn luôn thôi thúc bạn nặn chúng. Nhưng đây là việc làm không tốt, có thể để lại hậu quả:
Nặn sai cách ảnh hưởng đến dây thần kinh trên khuôn mặt
Chủ yếu là các vùng tam giác từ khóe miệng lên hai cánh mũi nối liền với khoang mũi và não. Nếu vùng này bị nhiễm trùng có thể gây liệt, mù, nặng là tử vong. Các loại mụn đinh râu, mụn thịt rất dễ nhầm lẫn với mụn trứng cá, nếu tự ý nặn có thể tác động đến mạch máu và hệ thần kinh.
Để lại sẹo, vết thâm
Nặn mụn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, gây thâm, viêm nặng và để lại sẹo trên làn da của bạn. Tuy da có khả năng lành lại nhưng sau khi lành các mô sẽ bị mất. Đây chính là lý do khiến bạn bị sẹo mụn, sẹo rỗ. Vết mụn càng to nguy cơ mất càng nhiều mô dẫn đến bị sẹo càng cao.
Nhiễm trùng
Thói quen xấu là nặn mụn khi chưa vệ sinh sạch tay, lúc này tay chứa nhiều vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng da vừa nặn và gây nhiễm trùng.
Mụn lây lan
Nặn mụn tưởng chừng như có thể loại bỏ mụn nhưng thực chất nếu không nặn đúng cách có thể khiến mụn lây lan nhiều hơn trên da. Khi nặn mụn tay bạn bị nhiễm vi khuẩn, sau đó lại chạm vào mặt tạo cơ hội cho mụn mới hình thành.
Gây đau đớn
Mụn có thể mọc nhiều chỗ rất nhạy cảm, nên mỗi lần nặn sẽ gây cảm giác cực kỳ đau đớn. Đặc biệt các loại mụn nằm dưới cùng của lớp da rất khó nặn, do đó thay vì phá vỡ mô trên da bạn hãy sử dụng các biện pháp khác để hỗ trợ đẩy mụn.
Quy tắc nặn mụn đúng cách tại nhà
Với các bác sĩ da liễu việc nặn mụn cũng là một phương pháp hữu hiệu, nhưng nếu bạn muốn nặn mụn tại nhà thì cần ghi nhớ một số biện pháp và quy tắc sau:
- Các dụng cụ hoặc tay phải được vệ sinh vô trùng và sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập hoặc lây lan ra các vùng da khác.
- Không cần dùng hết lực để nặn mụn: Dùng lực vừa đủ cho từng nốt mụn, dùng ít lực sẽ giảm sẹo và giảm tổn thương da. Người nặn cũng cần biết khi nào nhân mụn đã ra hết và nên dừng lại.
- Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ: Ở các phòng da liễu, bác sĩ thường sử dụng corticosteroid – thuốc giảm viêm khi nặn mụn cho bạn. Thuốc sẽ được tiêm vào những vết mụn lớn hoặc vùng da bị tổn thương nặng để giảm sưng giảm viêm.
- Nhận biết loại mụn nào cần nặn và không nên nặn: Như mụn sưng đỏ, mụn bọc, mụn viêm đều không nên nặn.
- Nếu cảm giác ngứa thôi thúc bạn nặn thì cần thực hiện thận trọng và lưu ý những điều trên để hạn chế tối đa tổn thương trên da, giúp vết nặn nhanh lành hơn.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn
Da sau khi nặn mụn cũng nhạy cảm hơn vì thế trong quá trình chăm sóc cần phải ghi nhớ những điều sau:
Làm dịu làn da
Bước đầu tiên là làm giảm các triệu chứng sưng đỏ khi vừa nặn xong. Có thể rửa lại mặt sau khi đẩy mụn ra ngoài và dùng bông thấm khô mặt. Có thể đắp mặt nạ có tính chất dịu mát để se khít lỗ chân lông. Ví dụ: Nha đam, dưa leo,…
Ngăn sẹo hình thành
Khi mụn đã được se và khô lại sau một vài ngày bạn có thể dùng mật ong, nha đam, nghệ để hỗ trợ lành sẹo nhanh hơn. Chú ý không cạy vảy để quá trình lành sẹo diễn ra tự nhiên.
Bảo vệ da
Với các vết mụn mới nặn, bạn có thể dùng miếng dán mụn che lại, tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào vết mụn. Nếu quá nhiều mụn không thể che phủ, khi đi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang y tế, đeo kính ngăn bụi.
Xông mặt xong có nên nặn mụn không? Chắc chắn là không, vì xông mặt chỉ hỗ trợ giãn nở lỗ chân lông và đẩy được mụn đầu đen. Còn các tình trạng nặng như mụn bọc, mụn mủ, mụn sần,… đều không nên nặn sau khi xông mặt. Mong rằng qua bài viết trên có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức làm đẹp và điều trị mụn một cách hiệu quả. Chúc bạn sớm lấy lại khuôn mặt mịn màng, khỏe mạnh.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.