Nội dung chính
Lý do nên tẩy tế bào da chết chân
Gót chân chính là nơi tiếp xúc với bụi bẩn thường xuyên do vậy bộ phận này chứa nhiều da chết. Lớp da chết lâu ngày sẽ tạo thành các mảng cứng thô ráp ở gót chân.
- Không chỉ da mặt cần chăm sóc và tẩy da chết thường xuyên, mà da gót chân cũng cần được thay mới và loại bỏ các lớp da chết sần sùi chai cứng.
- Dưới tác động của lực cơ thể và sự chà xát mạnh khi di chuyển khiến vùng da chân ngày càng thô ráp, thiếu độ ẩm, dần dần hình thành các vết rạn nứt.
- Một đôi chân mềm mại, gót chân trắng hồng là điểm khiến bạn luôn tự tin và thoải mái trong các hoạt động hàng ngày.
- Nếu các vết nứt nẻ nghiêm trọng, việc tẩy tế bào chết gót chân cũng khó có thể lấy lại đôi bàn chân mềm mịn.
- Không những vậy, bàn chân là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh và huyệt đạo. Nên việc chăm sóc da chân sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đồng thời giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.
Có nên chà gót chân?
Bạn nên chà gót chân thường xuyên để loại bỏ phần da cứng giúp bạn sinh hoạt thuận tiện hơn, do các lớp da chết bong tróc thô ráp không còn mắc vào quần áo, chăn màn. Đây cũng là cách nhanh để làm mờ vết nứt gót chân.
Lưu ý không nên chà gót chân nếu bàn chân đang có hiện tượng chảy máu do bong tróc da. Khi gặp tình trạng này, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Hướng dẫn tẩy da chết gót chân tại nhà
Ngoài các sản phẩm hóa học tẩy da chết như AHA, BHA bạn hoàn toàn có thể sử dụng một số cách loại bỏ da chết ở gót chân dễ dàng ngay tại nhà dưới đây:
1. Hỗn hợp đường và dầu oliu
Dầu oliu dưỡng trắng da mặt cung cấp độ ẩm cho da nên rất phù hợp để tẩy da chân khi kết hợp với đường. Hỗn hợp này sẽ dễ dàng loại bỏ lớp da chết sần sùi ở gót chân khi đường chính là nguyên liệu lành tính chịu trách nhiệm tẩy tế bào chết ở lòng bàn chân. Vì vậy bạn không nên bỏ qua công thức này.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều đường và dầu oliu với nhau tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 2: Thoa hỗn hợp và chà nhẹ nhàng lên vùng gót chân trong vài phút.
- Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch.
Hãy kiên trì sử dụng 2 lần/tuần giúp da nhanh chóng mềm mịn hơn.
2. Công thức cám gạo, gừng và sả
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đun một nồi nước sôi với gừng và sả. Đợi nước nguội dần, hãy ngâm chân để làm mềm vùng da gót chân.
- Bước 2: Sau đó dùng cám gạo chà nhẹ phần gót chân để tẩy tế bào chết.
- Bước 3: Sau khi massage nhẹ nhàng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
Thực hiện xong bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu nhẹ nhàng và mềm mịn da gót chân.
3. Đá muối hồng Himalaya tẩy da chết gót chân
Đá muối hồng Himalaya có khả năng loại bỏ lớp tế bào chết, đánh bay được các lớp da khô cứng, sần sùi. Đồng thời đá muối hồng còn cung cấp những dưỡng chất tự nhiên cho da, giúp tăng cường lưu thông máu, tăng độ ẩm cho da gót chân.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngâm chân với nước ấm pha chút muối hồng Himalaya cho da chân mềm mại.
- Bước 2: Sử dụng một phần muối hồng mịn trộn cùng sữa tươi thoa đều lên vùng da gót chân.
- Bước 3: Nhẹ nhàng chà xát trong khoảng 15 phút. Rồi rửa lại bằng nước sạch.
Áp dụng phương pháp này trong 1 tháng để có thể đạt hiệu quả tốt.
4. Tẩy da chết cho da chân bằng chanh
Trong chanh chứa nhiều chất dinh dưỡng, axit tự nhiên cùng với đặc tính tẩy tế bào chết trên da nên chanh được xem là loại “thần dược” giúp làm sạch, dưỡng ẩm da và loại bỏ da chết hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị rất đơn giản:
- 1 quả chanh tươi.
- 2 thìa đường vàng.
- 1 thìa dầu oliu.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lấy phần nước cốt chanh trộn cùng đường vàng và dầu oliu
- Bước 2: Đổ hỗn hợp trên vào một chậu nước, sau đó ngâm chân và dùng bàn chải chuyên dùng chà xát để lấy đi tế bào chết.
- Bước 3: Rửa lại với nước ấm và lau khô với khăn mềm.
Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả như mong muốn.
5. Tẩy da chết gót chân bằng trà xanh
Trà xanh ngoài tác dụng dưỡng trắng da, còn có chức năng tẩy da chết hữu hiệu. Không những vậy trà xanh giúp kháng khuẩn, làm sạch, lấy đi vùng da khô bong tróc nhanh chóng. Đây là phương pháp tẩy da chết vô cùng an toàn, lành tính và tiết kiệm chi phí.
Nguyên liệu:
- 2 túi lọc trà xanh.
- 2 thìa dầu dừa.
- 1 bát đường trắng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sử dụng bột trà trong túi lọc với đường, dầu dừa và trộn đều hỗn hợp.
- Bước 2: Làm ướt vùng da chân sau đó chà xát lên chân trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Cuối cùng rửa sạch lại chân với nước sạch và lau khô là hoàn thành.
Tần suất thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.
6. Sử dụng sữa tươi cám gạo
Kết hợp sữa tươi không đường và cám gạo cũng giúp loại bỏ tế bào chết một cách dễ dàng và đơn giản. Nhờ thành phần axit phytic trong hỗn hợp giúp kiểm soát sắc tố da, kích thích tái tạo tế bào da mới một cách nhanh chóng, tự nhiên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sữa tươi
- Cám gạo
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn sữa tươi với cám gạo theo tỷ lệ 1:2.
- Bước 2: Sau khi tắm sạch, thoa hỗn hợp trên lên chân và massage nhẹ nhàng trong 10 phút để các tinh chất sữa tươi và cám gạo thẩm thấu vào da.
- Bước 3: Các tế bào chết dần được loại bỏ, bạn sẽ cảm thấy da chân mịn màng hơn. Sau đó hãy rửa lại bằng nước mát.
Kiên trì thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần/tuần để có kết quả tốt .
Nên tẩy tế bào chết ở chân bao nhiêu lần?
Theo các chuyên gia da liễu, không nên tẩy tế bào chết ở chân quá nhiều, chỉ nên tẩy da chết 2 – 3 lần/tuần, giãn cách thời gian giữa các lần tẩy da chết, đặc biệt cần chú ý nếu bạn có làn da khô hoặc da nhạy cảm.
Những lưu ý khi tẩy tế bào chết ở chân
Việc tẩy da chết gót chân tuy đơn giản nhưng cũng cần chú ý một số điều sau để đem lại hiệu quả tốt và tránh được những tổn thương không đáng có.
- Sử dụng một lực vừa đủ tác động lên vùng da bàn chân.
- Ngừng việc tẩy tế bào nếu da đỏ, viêm, bong tróc.
- Chà xát nhẹ nhàng trên vùng da nhạy cảm của chân.
- Trường hợp da bị mẩn đỏ, châm chích hoặc dị ứng với các sản phẩm đang dùng thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.
6 Cách tẩy da chết gót chân mà chúng tôi đã giới thiệu trên đây ngoài công dụng loại bỏ lớp da chai sần, còn giúp đôi chân của bạn trắng mềm hơn nhờ dưỡng chất có trong các nguyên liệu thiên nhiên. Hãy kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt , chúc bạn thực hiện thành công!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.