Nội dung chính
Nguyên nhân khiến da nhờn
Mỗi người sẽ có một loại da với những đặc điểm khác nhau như da khô, da dầu, da hỗn hợp… Tuy vậy, làn da của bạn có thể sẽ thay đổi do bị ảnh hưởng từ một số yếu tố. Điều này lý giải tại sao có những người ban đầu có làn da khô nhưng ở một thời điểm khác lại chuyển thành da hỗn hợp. Đối với da nhờn, các chuyên gia đưa ra một vài lý do như sau:
1. Độ tuổi
Có thể thấy, đa số những người đang ở độ tuổi dậy thì thường sẽ sở hữu một làn da nhờn (da dầu). Điều này dễ hiểu bởi ở lứa tuổi này, tuyến bã nhờn dưới da hoạt động rất mạnh. Chính vì thế, những bạn khi dậy thì thường gặp phải các tình trạng về da như mụn, viêm da… do chưa biết chăm sóc da đúng cách.
Mặc dù da dầu gây ra nhiều bất tiện nhưng nó lại có một lợi ích không ngờ đó là làm chậm quá trình lão hóa. Khi tuổi càng cao, lượng collagen sẽ mất đi do sự hoạt động chậm lại của tuyến bã nhờn. Lúc này làn da sẽ trở nên khô hơn, sự lão hóa xuất hiện với những nếp nhăn nếu bạn không cung cấp đủ ẩm và dưỡng da thường xuyên. Ngược lại, những người có da nhờn khi ở độ tuổi lão hóa nếu được chăm sóc kĩ càng thì sẽ có vẻ tươi trẻ hơn.
2. Ảnh hưởng từ môi trường sống
Thời tiết và khí hậu là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi của làn da. Các nghiên cứu chỉ ra, những người sống ở nơi khí hậu nóng ẩm thường sẽ có tỉ lệ da dầu nhiều hơn. Bên cạnh đó, giữa các mùa trong năm với điều kiện thời tiết khác nhau cũng có thể khiến làn da bạn trở nên nhờn bóng. Ví dụ như mùa hè với thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao nên làn da sẽ nhờn hơn so với mùa đông.
Chính vì thế, hãy điều chỉnh cách chăm sóc da tùy theo từng thời điểm để luôn giữ được trạng thái cân bằng.
3. Chăm sóc da sai cách
Đã từng có rất nhiều trường hợp sau một thời gian làn da bất chợt đổ nhiều dầu nhờn hơn và nguyên nhân đến từ việc bạn dưỡng da sai cách hoặc dùng sai sản phẩm cho loại da của mình. Nhắc tới điều này, các chuyên gia nhấn mạnh rằng một làn da nhờn sẽ cần phải chăm sóc khác với da hỗn hợp. Trong thực tế, nhiều người lầm tưởng hai loại da này là một dẫn đến việc mua sai sản phẩm dưỡng và quy trình skincare không phù hợp làm da ngày càng tiết dầu.
Không chỉ vậy, những sai lầm trong dưỡng da còn gây ra tình trạng nở to lỗ chân lông. Lúc này chúng càng tiết ra nhiều bã nhờn. Vì thế, bạn cần biết cách chăm sóc da nhờn và lỗ chân lông to để nhanh chóng khắc phục điều này.
4. Làm sạch da quá đà
Chúng ta luôn được biết rằng muốn sở hữu một làn da khỏe, đẹp thì việc làm sạch da phải được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng làm sạch da cũng cần có mức độ định. Nếu bạn lạm dụng quá trình này thì nó sẽ phản tác dụng và khiến da ngày càng bóng dầu.
Rửa mặt quá nhiều lần trong một ngày và tẩy da chết liên tục là điều không nên làm nếu bạn không muốn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Về cơ bản, khi bạn lấy dầu thừa trên da bằng cách thường xuyên làm sạch chúng thì tuyến bã nhờn sẽ nhanh chóng sản xuất dầu để thay thế lớp dầu đó. Do vậy, hãy làm sạch đúng cách để làn da có một lượng dầu vừa phải giúp bảo vệ da tốt hơn.
Da nhờn có nên rửa mặt bằng nước muối không?
Người có làn da nhờn có thể dùng nước muối để rửa mặt. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa thay vì tự pha nước muối để đảm bảo tỉ lệ muối vừa đủ khi dùng cho da mặt. Như bạn đã biết, nước muối có khả năng sát khuẩn tốt, hỗ trợ giảm viêm da tương đối tốt và có khả năng điều tiết chất nhờn trên da.
Trong muối có chứa nhiều khoáng chất, bao gồm cả những chất có khả năng nuôi dưỡng và tái tạo da. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nguyên liệu này để rửa mặt giúp da khô thoáng.
Rửa mặt bằng nước muối như thế nào để cải thiện da nhờn?
Mặc dù công dụng của nước muối tốt để làm sạch bụi bẩn và dầu thừa trên da nhưng lại dễ khiến cho da bạn thiếu độ ẩm, khô ráp nếu không biết cách dùng phù hợp. Vậy hãy áp dụng theo cách mà các chuyên gia hướng dẫn dưới đây khi dùng nước muối để rửa mặt.
1. Rửa mặt với sữa rửa mặt trước
Hiện nay có rất nhiều các loại sữa rửa mặt có công dụng dành riêng có làn da dầu mụn. Lời khuyên dành cho bạn là nên làm sạch mặt với những sản phẩm sữa rửa mặt trước khi dùng nước muối để làm sạch dầu thừa, các sợi bã nhờn. Bên cạnh đó, các loại sữa rửa mặt này sẽ có độ pH phù hợp giúp giữ độ cân bằng cho da.
Tiếp theo đó hãy dùng nước muối sinh lý để rửa lại mặt một lần nữa. Việc làm này giúp da được làm sạch sâu.
2. Dùng loại nước muối phù hợp
Nếu dùng để rửa mặt, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý được bán sẵn trên thị trường hoặc dùng muối biển pha loãng. Trong trường hợp tự chuẩn bị nước muối, bạn nên dùng loại muối tinh để đảm bảo độ sạch sẽ, tránh để bụi bẩn trong muối làm ảnh hưởng tới việc làm sạch da mặt. Ngoài ra, bạn nên pha muối với nước ấm để muối tan đều.
3. Dùng bông tẩy trang
Thay vì cho trực tiếp nước muối lên mặt thì người có làn da nhờn nên sử dụng bông tẩy trang để thấm nước muối và lau mặt. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được lượng nước muối mình dùng và bông tẩy trang sẽ hỗ trợ quá trình làm sạch hiệu quả hơn.
Quan tâm: 5 Cách vệ sinh da mặt khi bị mụn đúng cách ngay tại nhà
4. Rửa lại bằng nước sạch
Đây là bước cuối cùng trong quá trình làm sạch da nhờn bằng nước muối. Rửa mặt lại với nước ấm giúp tránh được tình trạng kích ứng hoặc ngứa do nước muối.
Một lưu ý khác đó là bạn không nên thay thế hoàn toàn sữa rửa mặt bằng nước muối và sử dụng với tần suất quá dày đặc. Đặc biệt, nếu bạn xuất hiện tình trạng sưng đỏ, mẩn ngứa nhiều sau khi rửa mặt bằng nước muối thì hãy ngưng làm điều này lại để làn da có thời gian phục hồi. Thay vào đó, hãy tìm kiếm loại sữa rửa mặt dành cho da nhờn chứ không nên tiếp tục rửa bằng nước muối.
5. Dưỡng ẩm đầy đủ
Sau mỗi lần làm sạch da mặt bằng nước muối, hãy nhanh chóng dùng các sản phẩm kem dưỡng ẩm cho da dầu để trả lại độ mềm mịn, căng mướt của làn da. Bên cạnh đó, bôi kem chống nắng đều đặn 2 lần/ ngày để tăng cường khả năng bảo vệ da bởi nước muối sinh lý dễ khiến da bị bắt nắng.
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi da nhờn có nên rửa mặt bằng nước muối hay không và mách bạn cách rửa mặt đúng cách để tình trạng da được cải thiện nhanh chóng.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.