Nội dung chính
Cháy nắng có nguy hiểm không?
Cháy nắng là một vấn đề nghiêm trọng và cần được phòng tránh cẩn thận. Nếu bỏng nắng ở mức độ nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng sau đây:
- Tăng nguy cơ ung thư da: Tia UV trong ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư da. Việc cháy nắng kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này, đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào đáy.
- Lão hóa da: Cháy nắng cũng góp phần đẩy nhanh quá trình lão hóa da, khiến da mất độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và thâm nám.
- Viêm nhiễm: Da cháy nắng thường xuất hiện đỏ rát, sưng hoặc rộp mụn nước. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể dễ dàng bị viêm nhiễm, có thể để lại sẹo.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: Nếu bị cháy nắng nặng, có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng về sức khỏe như cảm giác chóng mặt, nôn mửa, sốt cao, hoặc sốc nhiễm trùng.
Vì thế, khi bị cháy nắng, hãy tìm cách phục hồi da ngay lập tức để ngăn các tổn thương lớn. Bên cạnh đó, nếu các biện pháp tại nhà không đem lại hiệu quả thì hãy tìm đến bác sĩ da liễu để có hướng xử lý kịp thời.
Cách chữa cháy nắng hiệu quả tức thì
Nếu bị cháy nắng bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để giải quyết vấn đề hiệu quả:
1. Chườm mát
Chườm mát là cách chữa cháy nắng đơn giản để giảm cảm giác khó chịu. Lưu ý không nên chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da cháy nắng mà thay vào đó, hãy dùng một chiếc khăn mát ẩm để làm dịu da.
Ngoài ra, nếu có thời gian, bạn có thể tắm bằng nước mát có pha thêm chút baking soda ngay sau khi phát hiện da bị bỏng nắng. Đây là cách phục hồi da nhanh chóng với chi phí cực kỳ tiết kiệm.
2. Dùng nha đam
Nha đam nổi tiếng với khả năng cấp nước, cấp ẩm cho da và có độ lành tính cao. Bên cạnh đó, khả năng làm mát, làm dịu và giảm kích ứng là lợi ích tuyệt vời cho da bị cháy nắng.
Bạn có thể dùng nha đam tươi hoặc gel nha đam có sẵn trên thị trường để thoa lên vùng da cần điều trị. Chỉ sau vài phút, cảm giác khó chịu sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một số người có da nhạy cảm có thể bị kích ứng bởi một số thành phần trong gel nha đam, do đó không nên sử dụng phương pháp này nếu bạn thuộc nhóm này.
3. Dùng vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu có chứa hàm lượng nước rất cao, nhờ đó chúng có tác dụng cấp ẩm nhanh chóng để làm dịu những vùng da bị cháy nắng.
Cách thực hiện như sau:
- Ép vỏ dưa hấu và lấy phần nước
- Cho thêm vào đó 1 thìa cà phê mật ong và trộn đều
- Đắp hỗn hợp này lên da trong khoảng 20 phút
- Sau đó, rửa mặt lại với nước sạch
Nếu muốn xử lý nhanh chóng, bạn có thể dùng luôn vỏ dưa hấu hoặc nước ép từ vỏ dưa để thoa lên da mà không cần kết hợp thêm nguyên liệu khác là cách chữa cháy nắng hiệu quả.
4. Dùng sữa chua
Mặt nạ sữa chua là một giải pháp tự nhiên để phục hồi da cháy nắng. Sữa chua chứa nhiều thành phần có lợi cho da, bao gồm acid lactic, các enzyme…
Hướng dẫn làm mặt nạ sữa chua:
- Làm sạch vùng da bị bỏng nắng
- Thoa nhẹ nhàng 1 lớp sữa chua không đường lên da
- Để chúng thẩm thấu trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lại với nước
5. Dùng nước trà xanh
Nước trà xanh là một nguồn dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là các hợp chất polyphenol như EGCG (epigallocatechin gallate). Những chất này có khả năng giúp giảm tác động của tia tử ngoại và làm dịu da bị cháy nắng.
Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Pha 1 ấm nước trà xanh và để nguội hoàn toàn
- Dùng bông mềm hoặc miếng bông tẩy trang cotton thấm vào nước trà xanh
- Tiếp theo, đắp miếng bông lên khu vực da đang rát đỏ vì cháy nắng
Cách chữa cháy nắng bằng nước trà xanh không chỉ làm dịu và giảm cảm giác khó chịu, mà còn giúp tái tạo da và giảm thiểu sự tổn hại do ánh nắng mặt trời gây ra.
6. Dùng baking soda và bột yến mạch
Phương pháp này được nhiều người áp dụng vì hiệu quả giảm nhẹ tổn thương do cháy nắng trên da và mang lại cảm giác thư giãn.
Cách thực hiện:
- Pha 5 muỗng baking soda với 3 muỗng bột yến mạch vào chậu nước mát
- Dùng nước này để tắm hoặc ngâm mình trong khoảng 15 phút
- Sau đó, tắm lại bằng nước sạch
Bằng cách này, tình trạng rát, ngứa sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với người bị cháy nắng nhẹ phía ngoài da, nếu da đã xuất hiện các nốt phồng rộp thì không nên thực hiện. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tìm cách chữa cháy nắng tốt hơn.
7. Dùng kem dưỡng ẩm
Để tăng tốc độ phục hồi cho làn da bị tổn thương do tia UV, cách tốt là bổ sung và duy trì độ ẩm cần thiết để các tế bào mới tái tạo. Do vậy, sau khi thực hiện các biện pháp xử lý cháy nắng ban đầu, hãy tập trung vào việc dưỡng ẩm da.
Đối với da cháy nắng, nên ưu tiên dưỡng ẩm bằng các loại kem có chiết xuất tự nhiên, lành tính cho da nhạy cảm. Ngoài ra, nên tránh các thành phần gây hại như chất tạo màu, tạo mùi, paraben…
8. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước không thể trực tiếp phục hồi da cháy nắng, nhưng nó là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và hỗ trợ quá trình phục hồi của da. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, đặc biệt là khi đang ở bãi biển, có thể làm cơ thể và da mất nước nhanh hơn so với bình thường. Sự thiếu hụt nước dẫn đến da mất đi độ ẩm tự nhiên, làm da đen sạm, thô sần và tăng tốc độ hình thành các lớp sừng.
Vì thế, để bù đắp lượng nước đã mất đi, hãy uống ít 8 ly nước mỗi ngày và tăng cường thêm khi bạn bị cháy nắng.
Quan tâm: 8 Cách làm trắng da bằng nước vo gạo cực dễ, không bắt nắng
9. Đắp mặt nạ giấy
Nếu bị cháy nắng ở vùng mặt, việc đắp mặt nạ chứa các thành phần tự nhiên sẽ mang lại hiệu quả dịu da và phục hồi rất tốt. Vì vậy, khi đi du lịch, hãy chuẩn bị sẵn một vài loại mặt nạ tự nhiên từ nha đam, trà xanh, đậu nành… là cách chữa cháy nắng nhanh chóng khi bị bỏng nắng.
Lưu ý khi chăm sóc da cháy nắng
1. Hạn chế tác động vào vùng da bị rộp
Ở những khu vực cháy nắng nghiêm trọng sẽ có nguy cơ hình thành các vết phồng rộp, mụn nước. Nếu không chăm sóc đúng cách, chúng có thể để lại sẹo hoặc nếu vỡ ra có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới quá trình tự chữa lành của cơ thể.
Do vậy, hạn chế tối đa các tác động vào vùng da này bằng cách mặc đồ rộng, thoáng, vải mềm. Bên cạnh đó, tránh sờ tay chạm vào các vết thương đó hoặc có thể dùng băng gạc để bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại nếu cần thiết.
2. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Để giảm thiểu mức độ cháy nắng cũng như bảo vệ da, cách tốt là tránh tiếp xúc với mặt trời ở khoảng thời gian từ 10h sáng – 16h chiều. Đây là giai đoạn tia UV hoạt động mạnh mẽ .
Đặc biệt, không quên thoa kem chống nắng đều đặn (ngay cả khi không ra ngoài trời). Ngoài kem chống nắng, hãy mặc đồ dài tay, đeo kính, đội mũ… để ngăn tia cực tím chiếu trực tiếp vào da. Một mẹo khác là hạn chế mặc đồ tối màu vì chúng có khả năng hấp thụ nhiệt làm cơ thể khó chịu hơn.
3. Trường hợp cần xử lý bởi bác sĩ
Mặc dù các cách chữa cháy nắng tại nhà vẫn đem lại hiệu quả nhưng chúng chỉ phù hợp cho những tình trạng cháy nắng ở mức độ nhẹ và vừa. Đối với những trường hợp tổn thương nặng nề, lời khuyên tốt là hãy tới thăm khám với các bác sĩ da liễu để có biện pháp an toàn và hiệu quả.
Nếu có những dấu hiệu sau, bạn nên tới các cơ sở y tế về da liễu sớm:
- Vùng cháy nắng bị sưng tấy nhiều, có mụn nước, phồng rộp
- Vết cháy nắng đau rát kéo dài, chảy dịch, mủ
- Cháy nắng trên diện tích rộng
- Biểu hiện cháy nắng không giảm sau 2 – 3 ngày khi thực hiện các phương pháp xử lý tại nhà
- Cơ thể mệt mỏi, mất nước, sốt hoặc ngất xỉu
Hi vọng với những cách chữa cháy nắng đơn giản được gợi ý ở trên, chị em phụ nữ và cả nam giới có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng da tổn thương này, lấy lại làn da khỏe mạnh, tươi tắn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về làm đẹp, trẻ hóa da… hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của Viện thẩm mỹ KangJin để được tư vấn và thăm khám miễn phí.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết trên trang vienthammykangjin.vn chỉ có tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn cụ thể.